menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tony Pham Pro

Chu kỳ Margin (Margin in Trading Cycle)

Hôm nay, thì tôi chỉ chia sẻ một mảng nhỏ bên mảng đòn bẫy tài chính đó là margin hay còn gọi là đòn bẫy tài chính trong chứng khoán. Thì margin (vay nợ ký quỹ) xuất hiện tại TTCK Mỹ từ nhưng năm 1920, khi đó thì giao dịch ký quỹ còn khá mơ hồ cũng chưa có nhiều yêu cầu khắt khe như bây giờ. Thật khó tin nhưng tỷ lệ ký quỹ lúc bấy giờ giao dịch phổ biến ở mức 90%, cũng chính vì tỷ lệ cao như vậy dẫn đến cuộc đại khủng hoảng và sụp đổ kinh tế ở Mỹ năm 1929-1933.

Định nghĩa và lịch sử hình thành

Margin là một thuật ngữ trong chứng khoán (hay còn gọi là vay ký quỹ hay đòn bẫy tài chính), nói đơn giản là bạn vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư. Lợi ích khi dùng dịch vụ margin (đòn bẩy tài chính) là nhà đầu tư có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có, nhưng nó cũng có rủi ro thua lỗ gấp đôi nếu bạn không quản lý đúng cách.

Ở bài viết này tôi sẽ không dùng nhiều giấy mực để chia sẻ về kiến thức cơ bản này mà tập trung vào chu kỳ và cách vận hành của margin để mọi người nhìn vào chuyển động đó và đưa ra chiến lược giao dịch cho phù hợp.

Cách thức vận hành của chu kỳ margin trong trading

Khi kinh tế thịnh vượng thì người dân sẽ dư dả tiền và có xu hướng dùng tiền đó vào đầu tư, các DN cũng có xu hướng đầu tư vào BĐS, chứng khoán hay ngành nghề mới;

Thị trường chứng khoán sôi động thì CTCK (tổ chức tài chính) có xu hướng mở rộng bằng cách cho vay nhiều hơn;

Tâm lý thận trọng + rủi ro biến mất khiến cho NĐT có xu hướng dùng margin nhiều hơn = Nở sức mua + thị trường tốt là điều giúp margin trở nên dùng nhiều hơn và giúp NĐT thu được lợi nhuận nhanh hơn;

Việc tranh giành thị phần + cho vay dưới mức chuẩn (hạ thấp lãi suất, giảm tiêu chuẩn cho vay, tăng tỷ lệ cho vay ký quỹ,…) khi thị trường tốt nhiều công ty cho vay đến những mã cổ phiếu rủi ro như penny, chu kỳ hoặc cho nhiều “kho” cho vay với tỷ lệ rất cao như 2:8, 3:7;

Lượng tiền đến từ margin giúp cho nhà đầu tư gom cổ phiếu, khiến cho nguồn cung cổ phiếu trên TTCK ngày càng giảm, dễ đẩy giá lên cao. Nhưng nó cũng khiến cho xuất hiện một lượng cung lớn dễ bán tháo khi một sự kiện kinh tế xấu hoặc rủi ro xuất hiện.

Gió đảo chiều và phần còn lại của chu kỳ margin.

Không có gì là tăng mãi, đến một lúc lượng tiền cũng như margin trên thị trường kịch kim, nền kinh tế bão hòa, cổ phiếu đạt đỉnh rồi suy thoái là lúc dòng tiền margin quay đầu;

Khi cơn bán tháo diễn ra với lượng cung nhiều hơn cầu sẽ dẫn đến những đợt sụt giảm nhanh và mạnh 20-30% chỉ trong 2 tuần. Các khoản đầu tư của bạn bắt đầu thua lỗ và chạm mức force-sell (bán giải chấp);

Tổ chức tài chính (CTCK) nhận ra được rủi ro mất vốn nên họ sẽ thông báo và bắt bạn nộp thêm tiền để chống call margin hoặc bán giải chấp để họ thu hồi vốn;

Sự thận trọng bắt đầu xuất hiện trở lại khiến cho CTCK tăng điều kiện cho vay như tăng lãi suất, giảm tỷ lệ ký quỹ (cho vay ít hơn), giảm giá chặn (không cho nở sức mua) = Khiến cho NĐT phải tiếp tục bán ra để đưa về mức quy định của CTCK;

Với nguồn cung bán ồ ạt ngày càng nhiều đến từ force-sell khiến cho cổ phiếu giảm sâu và bán lan lẫn nhau;

Thị trường sụt giảm mạnh có thể ảnh hưởng đến các deal cổ phiếu (market marker dùng margin để giữ giá cổ phiếu hoặc thâu tóm công ty), khi TTCK không thuận lợi thì các điều này dễ thất bại và các cổ phiếu này cũng giảm mạnh theo;

Đến một vùng mà margin xuống thấp + lượng cầu hấp thụ tốt thì thị trường ngừng rơi, khi không còn bán giải chấp nữa thì sẽ xuất hiện vùng cân bằng.

Chu kỳ dòng tiền margin giữa các nhóm cổ phiếu

Dòng tiền trong trading là dòng tiền thông minh họ sẽ dịch chuyển để tối ưu hóa lợi nhuận và tiết kiệm thời gian nhất. Nên anh chị sẽ thấy nhiều trader dùng phương pháp trading: đảo hàng giữa các nhóm ngành, nở sức mua gia tăng (dùng nở sức mua để gom hết cung và đẩy giá lên)… Những phương pháp trên là cách các trader tận dụng margin và dòng tiền để tối ưu hóa việc đầu tư.

Bây giờ tôi sẽ trình bày cách dòng tiền vận động trên TTCK Việt Nam thông qua các nhóm cổ phiếu.

Đầu tiên khi thị trường tạo đáy hoặc cân bằng thì dòng tiền sẽ ưu tiên tập trung vô nhóm cổ phiếu tốt - chất lượng cao - có thanh khoản cho dòng tiền lớn (tôi hay gọi nhóm này là nhóm được margin): nhóm này thường là VN30, Largecap, Midcap, nhóm được CTCK cấp margin ở mức 50%.

Sau đó, khi thị trường tăng được một đoạn thì nở sức mua, dòng tiền lại có xu hướng tìm đến những cổ phiếu tốt nhưng cho vay ở tỷ lệ thấp hơn để dùng margin mua tiếp. (nhóm Largecap, Midcap, HNX cho vay 30%)

Đến khi nào hầu hết mã cổ phiếu được margin đều tăng hết thì dòng tiền lớn sẽ chốt lời và chuyển sang các cổ phiếu không được margin (như Upcom, Smallcap) cuối cùng là các cổ phiếu đầu cơ và Penny.

Khi sụp đổ thì cũng tương tự, nhưng đi ngược từ cổ phiếu xấu đến cổ phiếu tốt.

Nhóm đầu cơ và penny khi bị đẩy giá quá nhanh ở con sóng cuối thì cũng là nhóm đầu tiên bị chốt lời mạnh và bán tháo.

Tiếp theo, những cổ phiếu chu kỳ được margin nhiều cũng sẽ bị chốt lời để giữ cho danh mục an toàn.

Việc bán lan của những cổ phiếu margin cũng sẽ ảnh hưởng đến giá các cổ phiếu tốt không được margin, dẫn đến cuối cùng thì nhóm này cũng sẽ giảm theo.

Cuối cùng, thì margin lại là thứ đưa tất cả cổ phiếu về lại mặt đất và đúng giá trị của nó.

Một số nguồn để theo dõi lượng margin trên thị trường

Theo dõi dòng tiền giữa các nhóm và ngành: Tradingview

Theo dõi lượng dư nợ margin mỗi quý tại: Fiintrade

Nếu bạn có điều kiện thì có thể dùng phần mềm Fiinpro hoặc Bloomberg.

Theo dõi báo cáo dư nợ margin mỗi quý tại: Vietstock, Vneconomy

Cách đơn giản nhưng cần mối quan hệ là hỏi môi giới hoặc research của bạn về room margin của CTCK đó.

Hiểu rõ chu kỳ và dòng tiền margin để đưa ra quyết định đúng đắn

Khi bạn hiểu về chu kỳ margin cũng như biết vị thế của mình ở đâu thì bạn có thể đưa ra những hành động đúng đắn. Tôi sẽ chia thị trường thành 4 giai đoạn như mô hình chu kỳ giá (Link bài cũ: Chu kỳ giá) từ đó bạn có thể dùng margin tại 2 thời điểm trong mô hình này đó là tích lũy và tăng giá.

Bài viết còn khá dài nên tôi sẽ để link bài viết dưới comment để mọi người tiện theo dõi.

Hy vọng có thêm góc nhìn mới trong đầu tư cho mọi người.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Tony Pham Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
2 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại