24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kiến Vũ
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chu kỳ giảm phát của Trung Quốc có thể rất đáng lo ngại

Trung Quốc đã trải qua ít nhất ba chu kỳ giảm phát và Bắc Kinh từng thành công chèo chống nền kinh tế vượt qua cú sốc này. Tuy nhiên, năm 2023 có thể là một trải nghiệm giảm phát hoàn toàn khác của Trung Quốc.

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970, giảm phát hầu như không xuất hiện, mãi cho đến năm 1998.

Tình trạng này bắt đầu từ tháng 4/1998, kéo dài hai năm cho đến tháng 5/2000. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có lúc ghi nhận mức giảm kỷ lục là 2,2% so với cùng kỳ.

Giảm phát tái diễn vào tháng 9/2001 và CPI tiếp tục giảm so với cùng kỳ cho đến đầu năm 2003.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thành công thoát khỏi bẫy giảm phát. Không những vậy, nước này còn trở thành người giải cứu nền kinh tế toàn cầu.

Tính từ đầu năm 2023, CPI của Trung Quốc tăng rất thấp hoặc không thay đổi so với cùng kỳ. Sau đó, thước đo này đã bất ngờ giảm 0,3% vào tháng 7, lần đầu tiên trong hơn hai năm qua.

Cùng lúc, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm trong 10 tháng liên tiếp tính đến tháng 7. Cả hai làm dấy lên nỗi lo rằng giảm phát sẽ kéo dài dai dẳng, đẩy Trung Quốc vào cơn ác mộng từng ám ảnh Nhật Bản trong “thập kỷ mất mát”.

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đối mặt với những bất lợi về nhân khẩu học. Người trẻ ngày càng ngại kết hôn, khiến tỷ lệ sinh sụt giảm. Dân số cũng đang già hoá, khiến lực lượng lao động thu hẹp và chi phí an sinh xã hội phình to hơn.

Năm 2022, tỷ lệ sinh đã tụt xuống mức thấp kỷ lục là 1,09 trẻ/phụ nữ. Trong năm nay, số ca sinh của nước này có thể chỉ đạt khoảng 7 đến 8 triệu, theo Trung tâm Kho học Y tế thuộc Đại học Bắc Kinh.

Một vấn đề khác nữa là tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người trẻ từ 16 đến 24 tuổi liên tục tăng trong nhiều tháng qua và đạt đỉnh lịch sử là 21,6% vào tháng 7.

Đáng lẽ, Bắc Kinh phải bơm kích thích để thúc đẩy tăng trưởng và giá tiêu dùng đi lên. Song, khối nợ trong nền kinh tế đã khiến các nhà lãnh đạo chần chừ nới lỏng tài khoá, và nỗi sợ dòng vốn tháo chạy cũng khiến ngân hàng trung ương không thể nới lỏng tiền tệ.

Giáo sư Eswar Prasad tại Đại học Cornell, cựu quan chức cấp cao của IMF, nhận định: “Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt trực tiếp với bóng ma giảm phát, chính phủ cần tăng các biện pháp kích thích nền kinh tế và có lẽ quan trọng hơn cả là xây dựng lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả