24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngân Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chống lẩn tránh xuất xứ: Năm nay sẽ càng phức tạp

Năm 2020, khi Việt Nam bắt đầu thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), dự báo xu thế điều tra chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng, do việc miễn thuế cho phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia này.

Chống lẩn tránh thuế làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP và sắp tới là EVFTA đang gây ra một phần “tác dụng phụ” đối với quốc gia có tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 500 tỉ đô la Mỹ như Việt Nam, tính đến hết năm 2019.

Trong năm qua, xu thế gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại tại nhiều nước, khu vực trên thế giới càng tăng mạnh. Xung đột thương mại Mỹ- Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt càng góp phần làm chủ nghĩa bảo hộ lan rộng. Lý do áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng đa dạng, phong phú. Từ mối đe dọa “an ninh quốc gia” dẫn đến việc tăng thuế nhập khẩu nhôm thép, cho đến vấn đề “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” dẫn đến tăng thuế các sản phẩm vi phạm. Tháng 12-2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định cuối cùng về việc áp thuế chống lẩn tránh, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS) sản xuất tại Việt Nam (sử dụng thép nền là thép cán nóng, thép cán nguội từ Hàn Quốc và Đài Loan) với mức thuế chống lẩn tránh cao nhất lên tới 456%, áp dụng cho các doanh nghiệp có hành vi lẩn tránh thuế như một cú sốc đối với hàng hóa định lợi dụng Việt Nam là đường vòng thương mại để xuất khẩu vào các quốc gia lớn.
Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như xung đột thương mại Mỹ - Trung dẫn tới sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Theo Bộ Công thương, Việt Nam có độ mở kinh tế rất lớn. Tính đến tháng 12-2019 có tới 20 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 12,6% tổng số các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Các nước thường xuyên điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước này đã tiến hành điều tra 19/20 vụ việc, chiếm 95% tổng số vụ việc điều tra lẩn tránh đã tiến hành với hàng hóa Việt Nam. Thêm vào đó, số lượng vụ việc trong những năm gần đây các có những diễn biến phức tạp. Từ 2014 đến nay, có tổng số 11 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, nhiều hơn toàn bộ số vụ việc lẩn tránh bị điều tra từ 2013 trở về trước (với 9 vụ việc).

Tránh đầu tư ồ ạt để tăng nóng xuất khẩu

Quy định về danh mục phế liệu tạm ngưng kinh doanh, tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu gỗ gán vào Việt Nam để xuất khẩu đi Hoa Kỳ đã được ban hành trung tuần tháng 11-2019 như một trong số các biện pháp tuyên chiến của các cơ quan quản lý Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài mượn đường xuất khẩu. Hiện tại Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Hàng loạt các quy định xử phạt, cưỡng chế gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp khác cũng phải sửa theo.

Nhưng trên thực tế, theo thông tin của Bộ Công thương, việc thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra ngay với doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến, phân luồng doanh nghiệp rủi ro cần thiết hơn. Như vụ các đặc vụ FBI sang Việt Nam năm 2019 để phối hợp cùng điều tra vụ lẩn tránh thuế thép là ví dụ.

Nhận thức được mức độ ảnh hưởng rất lớn của việc lẩn tránh, gian lận thương mại, Bộ Công thương đã lên danh sách 26 mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao để phối hợp với các cơ quan nước ngoài điều tra chống gian lận thương mại. “Các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc tăng công suất, tránh đầu tư ồ ạt, bất thường để phục vụ xuất khẩu, tránh hiện tượng xuất khẩu ồ ạt vào một số thị trường tăng trưởng quá nóng”, Bộ Công thương khuyến cáo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả