Chồng chất nỗi lo ngân hàng chịu rủi ro pháp lý
Những rủi ro pháp lý ngân hàng có thể gặp phải đến từ nhiều phía, từ pháp luật bất cập cho đến sai sót của các cơ quan chức năng và vi phạm của người thế chấp...
NHNN vừa có Công văn 8698/NHNN – PC cảnh báo về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) cấp tín dụng cho khách hàng với biện pháp bảo đảm là nhận thế chấp quyền sử dụng đất.
Những rủi ro pháp lý ngân hàng có thể gặp phải đến từ nhiều phía, từ pháp luật bất cập cho đến sai sót của các cơ quan chức năng và vi phạm của người thế chấp...
Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định mở rộng, tất cả các trường hợp đều được công nhận hợp pháp, không bị vô hiệu nếu như đã giao dịch căn cứ vào sổ đỏ thật do cơ quan nhà nước cấp.
Tuy nhiên, điều này mới chỉ được hiểu là áp dụng để bảo vệ người thứ ba ngay tình trở thành chủ sở hữu thông qua giao dịch mua, nhận chuyển dịch quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất, mà chưa áp dụng để bảo vệ bên nhận thế chấp trong trường hợp đang thế chấp tại ngân hàng (trừ trường hợp tài sản thế chấp đã được xử lý bằng việc chuyển quyền sở hữu cho người khác).
Để có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng, cần phải nghiêm khắc thực thi quy định pháp luật. Nguyên tắc sòng phẳng ai sai người ấy chịu. “Vì người dân, ngân hàng dựa vào quy định đúng của Nhà nước họ thực hiện giao dịch hợp lệ thì họ phải được bảo vệ”.
Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đều quy định trách nhiệm bồi thường do người thi hành công vụ vi phạm là trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Sau khi Nhà nước bồi thường thiệt hại thì người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả cho Nhà nước một khoản tiền tuỳ theo mức độ lỗi của họ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận