Chọn cổ phiếu tốt giữa “rừng” thông tin
Giữa vô vàn thông tin về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, việc làm sao để chọn được cổ phiếu có sức bật trong bối cảnh giá nhiều cổ phiếu đang “neo” ở mức khá cao vẫn là câu hỏi lớn cho nhà đầu tư.
Đau đầu lựa chọn cổ phiếu tốt giữa “rừng” thông tin
Dù năm 2020 dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt, không chỉ vững vàng sống qua đại dịch, thậm chí còn sống khỏe.
Với lĩnh vực dệt may, công ty cổ phần (CTCP) dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công (TCM) nhanh chóng sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn và quần áo bảo hộ. Bước đi này giúp doanh nghiệp lãi ròng sau thuế hơn 276 tỉ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Thừa thắng xông lên, trong vòng 1 năm qua cổ phiếu TCM tăng giá hơn 570%, từ giá vùng đáy dịch với khoảng 10.500 đồng đã vọt lên 86.100 đồng. Vốn hóa thị trường của công ty từ 660 tỉ đồng tăng hơn 736%, lên hơn 5.220 tỉ đồng, gấp 1,8 lần tổng tài sản và gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
Công ty cổ phần Merufa (MRF) hiện là doanh nghiệp duy nhất trên sàn chứng khoán sản xuất bao cao su. Những năm gần đây, đơn vị phải cạnh tranh khốc liệt khi thương hiệu ngoại ngày càng lấn áp.
"Ngành găng tay y tế là một trong những ngành có cơ hội lớn", ông Phạm Xuân Mai (thành viên hội đồng quản trị MRF) chia sẻ về cơ hội làm ăn khi dịch ập đến. Nhu cầu găng tay tăng đột biến, doanh nghiệp quyết định huy động 230 tỉ đồng để đầu tư phân xưởng sản xuất găng tay, thời gian đầu tư từ 8-12 tháng. Sau một năm nỗ lực, công ty đã lãi ròng sau thuế hơn 13 tỉ đồng, gấp 2,5 lần lũy kế 3 năm trước.
Trong vòng 1 năm, giá cổ phiếu của MRF đã tăng hơn 210%, hiện đang mức 60.000 đồng/cổ phiếu, nhờ đó nâng vốn hóa thị trường gấp 1,7 lần tổng tài sản và gấp 2,8 lần vốn chủ sở hữu.
Thực tế, thị trường chứng khoán thời gian qua chịu tác động của nhiều thông tin tích cực cũng như tiêu cực và khó có thể đo lường mức độ ảnh hưởng như thế nào. Từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3/2021, VN-Index có diễn biến đi ngang.
Việc chỉ số “mất động lực”, chưa thể vượt đỉnh quá khứ như kỳ vọng trước đó khiến tâm lý nhà đầu tư dao động, e ngại thị trường sẽ có một đợt điều chỉnh sâu trước khi thực sự bứt phá trở lại.
Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian để nhà đầu tư chọn lọc cổ phiếu kỹ càng hơn, tập trung vào các cổ phiếu không chỉ thuộc ngành nghề có triển vọng khả quan như ngân hàng, hóa chất, thép, dịch vụ chứng khoán, dầu khí, bất động sản..., mà doanh nghiệp có những chuyển biến cụ thể trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Cổ phiếu “nóng” liệu có còn hấp dẫn?
Năm 2020 nhiều cổ phiếu trên thị trường ghi nhận mức tăng “khủng” khi thị giá cao gấp 2, thậm chí là gấp 3 so với cùng kỳ như VND, AGR, VIX,… Các cổ phiếu “nóng” thu hút sự quan tâm nhiều nhà đầu tư, nhưng liệu có còn dư địa tăng?
Dòng thép có cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có xu hướng tăng giá từ tháng 4 năm ngoái đến nay, hiện đạt trên 47.000 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 3 lần đang nằm trong danh mục yêu thích của rất nhiều nhà đầu tư
Năm 2020, doanh nghiệp ngành thép này đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng gần 50%; lợi nhuận trước thuế hơn 15.354 tỷ đồng, gần gấp 2 so với năm 2019. Không ít công ty chứng khoán đánh giá, HPG vẫn còn dư địa tăng trưởng. Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán BSC dự báo, năm 2021, HPG có thể đạt 116.437 tỷ đồng doanh thu, tăng 29,2%; 18.981 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 40% so với năm 2020.
Ở nhóm công ty chứng khoán, hầu hết mã cổ phiếu có xu hướng tăng giá từ quý III/2020 đến nay. Thanh khoản thị trường chứng khoán lập kỷ lục và duy trì ở mức cao có tác động tích cực đến các mảng kinh doanh của nhóm công ty này, từ môi giới tới cho vay giao dịch ký quỹ.
Bên cạnh đó, danh mục tự doanh của nhiều công ty đạt kết quả khả quan. Giá cổ phiếu chứng khoán có tiếp tục tăng hay không được nhìn nhận sẽ phụ thuộc rất lớn vào diễn biến thị trường, cũng như khả năng khắc phục tình trạng nghẽn lệnh của HOSE.
Nhìn chung, việc chọn lọc thông tin trên thị trường chứng khoán tìm ra cổ phiếu tốt để đầu tư là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, với tình trạng hiện tại của thị trường khi sàn HOSE liên tục nghẽn lệnh, cộng hưởng với việc VN-Index đang hướng tới vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm khiến trạng thái đầu tư khá nhạy cảm, chỉ cần một phiên điều chỉnh sâu cũng có thể khiến thành quả lãi “bay sạch”.
Nhà đầu tư tốt hơn hết nên chú trọng quản trị danh mục của mình hiệu quả, và tùy theo mục đích trong ngắn hạn và dài hạn mà giải ngân hợp lý vào những cổ phiếu đã được thẩm định, chọn lọc về tiềm năng và dư địa tăng trưởng.
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận