Cho vay ngang hàng P2P
Trước tiên, đây không phải là để chỉ trích công ty nào, mà chỉ bàn về mô hình cho vay ngang hàng P2P. Đây là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và ít được bàn đến.
Mới đây, một công ty cho vay P2P đã tạm ngừng cho phép người đầu tư rút tiền. Tuy mục đích là tốt, nhưng nó đã tạo hiệu ứng ngược vì làm người rót tiền cảm thấy lo lắng.
[1] Vay P2P là gì?
Nó viết tắt cho Peer-2-Peer. Peer là “người.” Mô hình nó kết nối người có tiền cho vay và người cần vay tiền để hai bên giao dịch trực tiếp.
Ví dụ. Ông A có 100đ, ông B cần vay 100đ. Họ sẽ tìm đến nhau trên nền tảng. Thay vì phải ra ngân hàng. Nó không khác gì việc mình cho bạn bè hay người lạ mượn tiền.
[2] P2P khác gì vay ngân hàng?
Ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm của khách rồi gom thành cái quỹ. Sau đó cho người khác vay. Họ ăn chênh lệch lãi suất. Ví dụ lãi suất tiết kiệm 7%, họ cho vay 10%, ăn 3%.
Người gửi tiền và người vay tiền không hề quen biết nhau. Ngân hàng là người trung gian kết nối.
Ngoài ra, ngân hàng hưởng một đặc ân là được nhà nước bảo trợ. Tiền gửi được bảo vệ trong trường hợp phá sản.
Còn P2P thì khác một chút:
- P2P không nhận “tiền gửi.” Họ chỉ kết nối người cho vay và người vay.
- P2P không nằm dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước.
- P2P không có hưởng đặc ăn bảo trợ tiền gửi nếu phá sản.
[3] Rủi ro với cho vay P2P là gì?
Giống như rủi ro của việc cho bạn bè hay người thân vay tiền là gì? Là họ quỵt và mình không làm gì được.
- P2P hoạt động trên nguyên lý cho vay trực tiếp giữa người với người thay vì thông qua ngân hàng. Bây giờ bạn có 100đ, bạn cho người ta vay 100đ, nhưng lỡ họ không trả thì bạn làm được gì? Tiền coi như mất.
- Bạn không thể tự dưng rút tiền gửi [cho vay] lại được mà phải chờ đúng thời hạn. Bạn có thể làm vậy ở ngân hàng vì họ gom tất cả tiền của khách rồi phân chia ra. Nhưng với P2P thì không.
- Thông tin của người vay tiền không đầy đủ và bạn cũng ko thể kiểm chứng được.
- Những người vay ở P2P thường đã bị ngân hàng từ chối rồi. Nghĩa là ngân hàng cho rằng họ quá rủi ro. Nếu một tổ chức nghìn tỷ từ chối thì lý do gì để một cá nhân nhỏ lẻ cho vay?
[4] Lãi suất cho vay ở P2P thế nào?
Trên lý thuyết thì nó thấp hơn vì loại bỏ ngân hàng làm trung gian. Nhưng trong thực tế thì luôn cao hơn vì mức độ rủi ro. Nếu lãi ở ngân hàng 10% thì P2P sẽ tính 15-20% vì chi phí vận hành và rủi ro cao hơn.
Cũng vì lãi cao mà thu hút người gửi tiền vô. Nhưng rủi ro cũng vậy.
[5] Các nước khác có cho vay P2P không?
Mỹ, Châu Âu, Úc và Trung Quốc đã có. Nhưng đều gặp chung vấn đề về rủi ro, thanh khoản và tiềm năng phát triển.
Vì không thể bảo trợ tiền gửi của khách nên không thu hút được vốn lớn. Chỉ cần vài lần người vay quỵt tiền thì sẽ mất niềm tin. Đó là vì sao mô hình này thất bại.
[Kết] Vay ngang hàng hay P2P chỉ là thuật ngữ sang trọng của “Cho người khác vay tiền trực tiếp.” Bạn đã làm điều này với người thân và bạn bè rồi. Nhưng với người lạ thì khó mà kiểm soát được. Cho nên ngân hàng mới tồn tại.
Mô hình này nghe rất lý tưởng, nhưng trong thực tế thì không.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận