Cho bạn 5 tỷ làm giàu, liệu bạn có thể trở thành người giàu?
Làm thế nào chúng ta có thể thoát ra khỏi suy nghĩ nghèo nàn?
Có một câu nói phổ biến gần đây rằng: "Nghèo đói giới hạn trí tưởng tượng của tôi".
5 triệu đồng một chiếc kẹp giấy;
500 triệu một chiếc túi Hermes;
2.3 tỷ chiếc bồn cầu mạ vàng LV;
Chiếc điện thoại di động Nokia cũ mèm cũng có giá lên tới 6,7 tỷ;
Khoa trương nhất là một quả bóng len dành cho thú cưng có giá hơn 300 triệu…
Những thứ mà người bình thường cho rằng giá cao ngất trời này lại là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của những người giàu có.
Nếu nói nghèo đói hạn chế trí tưởng tượng của bạn thì cũng không sao, chỉ là tầm nhìn hẹp đi một chút thôi, vì dù sao thì bạn cũng chẳng dùng đến những thứ đó.
Nhưng điều thực sự đáng sợ của cái nghèo là bạn có thể vô tình rơi vào hố sâu của "tư duy người nghèo" và không thể nào leo ra được.
Bởi lẽ bạn thậm chí còn không biết bạn đang ở trong một hố sâu.
Giống như một con ếch trong giếng, nhận thức của nó về thế giới là một cái giếng tròn.
"Trí tưởng tượng" là phát súng mở đầu, "tư duy người nghèo" là mũi tên bắn lén.
Bạn có thể tránh một khẩu súng đang mở, nhưng rất khó để tránh thứ muốn đánh lén bạn.
Tại sao lại nghèo? Vì không có tiền.
Tại sao có một tư duy người nghèo? Vì lâu quá không có tiền.
Điều đó có nghĩa là khi bạn có tiền, bạn có thể thoát khỏi tư duy nghèo đói?
Nhiều người thích nói những điều như thế này:
"Nếu tôi có tiền, tôi sẽ làm tốt hơn cả Mark Zuckerberg."
"Nếu tôi có tiền, tôi chắc chắn sẽ thông minh hơn Jack Ma."
Trên thực tế, chưa chắc!
Những người nghèo đã ở trong cái nghèo quá lâu, dù thỉnh thoảng trở nên giàu có, họ cũng sẽ nhanh chóng trở nên nghèo khó trở lại.
Theo một cuộc khảo sát do Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện, trong 20 năm qua, những người trúng giải độc đắc xổ số châu Âu và Mỹ có tỷ lệ phá sản là 75% trong vòng 5 năm.
Có một chương trình phổ biến trên mạng, tên là "Rich House, Poor House"
Chương trình nói về việc hoán đổi cuộc sống của hai gia đình, một rất giàu và một rất nghèo trong vòng một tuần.
Gia đình nghèo chỉ có tiền chi tiêu là 150 bảng một tuần, trong khi gia đình giàu có 3.000 bảng một tuần.
Sau khi hoán đổi cuộc sống với người giàu, người nghèo vui mừng khôn xiết.
Việc đầu tiên họ làm là ra ngoài ăn uống và lãng phí.
Sau khi người giàu đến nhà người nghèo, họ không nản lòng mà tích cực đối mặt với nó, tìm kiếm mặt tích cực của cuộc đời, bắt đầu quản lý tài chính, công việc và suy nghĩ về mọi thứ trong cuộc sống.
Cuối cùng, thông qua chương trình, khán giả hiểu ra được một điều rằng, người giàu sở dĩ giàu có là vì họ có thái độ sống tích cực, ý chí kiên định, quan niệm sống rõ ràng, tầm nhìn rộng và không ngừng nỗ lực, bền bỉ.
Nếu không hiểu được những điều này, tiền bạc dù từ trên trời rơi xuống cũng sẽ đến và đi rất nhanh.
Ở quê tôi, những năm gần đây, nhà nước đã cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các hồ chứa nước, và xây dựng đường sắt cao tốc.
Nhiều nông dân, những người đã sống trên núi trong nhiều thế hệ sẽ phải di dời, bán ruộng và nhà của họ.
Bỗng dưng họ có rất nhiều tiền trong tay.
Một số nhà cái tham gia vào cờ bạc đã nhìn thấy cơ hội này và mở ra nhiều sòng bạc ẩn.
Những người nông dân đột nhiên giàu có đó đồng loạt đi đến sòng bạc.
Trong vòng chưa đầy một năm, nhiều người đã mất tất cả và thậm chí còn nợ rất nhiều tiền.
Tôi có một người bạn học hồi cấp 1, tiền đền bù của nhà anh ấy được vài tỷ. Nhận được tiền, anh lập tức mua ngay một căn nhà lớn ở thành phố và cả gia đình dọn vào ở.
Nhưng cuộc sống của gia đình họ vẫn không khác ngày xưa là mấy:
Trời nắng nóng, bố mẹ không nỡ bật điều hòa;
Ra ngoài mua sắm, nhìn thấy đồ linh tinh là lại nhặt về nhà, căn vốn dĩ to rộng khang trang, nhưng nửa năm nay trở nên chật ních, bừa bộn.
Tại sao lại như vậy?
Vì dù giàu nhưng hành vi của họ vẫn phụ thuộc vào tư duy vốn có.
Giống như khi ước mơ và khả năng không tương đương nhau, nó được định sẵn là sẽ tạo ra nỗi đau. Tư duy không tương đồng với sự giàu có, thì cũng sẽ y như vậy.
Tại sao người nghèo không thể thoát khỏi lời nguyền nghèo đói?
Nhà kinh tế học người Mỹ Muainathan và nhà tâm lý học Shafir cuối cùng đã tìm ra câu trả lời sau 10 năm điều tra và nghiên cứu: nguyên nhân cơ bản khiến người nghèo không thể thoát nghèo chính là "tâm lý khan hiếm".
"Tâm lý khan hiếm" là gì?
Đó là, "bạn càng thiếu cái gì, bạn càng quan tâm đến nó".
Ví dụ, những người nông dân nhận được quỹ cứu trợ đầu tiên sẽ nghĩ đến việc đi ăn một bữa ăn thịnh soạn, thay vì đầu tư hoặc giáo dục con cái của họ.
Một ví dụ khác, một người đã 3 năm không quan hệ tình dục, khi nghĩ đến người khác giới, ý nghĩ đầu tiên là lên giường.
Bằng cách này, anh ta có khả năng bỏ lỡ một cô gái tốt thực sự.
"Tầm nhìn của mọi người có thể bị thu hẹp do tâm lý khan hiếm và mọi người chỉ có thể nhìn thấy một lượng nhỏ vật thể qua 'ống', mà bỏ qua mọi thứ bên ngoài ống", Muainathan nói.
Nói cách khác, sự khan hiếm sẽ khiến não bộ bị "mù chọn lọc", chỉ nhìn thấy tiền là bao nhiêu mà không thấy được cái được cái mất khác.
Ở Ấn Độ, có một chợ rau.
Có rất nhiều người nghèo sống ở đó.
Họ vay 1.000 rupee mỗi ngày từ những người giàu có để mua hàng hóa.
Sau khi bán rau, thu nhập khoảng 1100 rupee.
Họ trả lại 1050 rupee cho người giàu và chỉ kiếm được 50 rupee.
Trên thực tế, những người bán hàng rong này chỉ cần tiết kiệm 5 rupee mỗi ngày, dựa vào hiệu ứng lãi kép, chỉ mất 50 ngày, và họ có thể ngừng vay tiền của người giàu. Rồi sau đó, thu nhập của họ sẽ tăng vọt.
Sự giàu có vốn nằm trong tầm tay của họ, nhưng tất cả những người bán hàng rong lại chỉ biết vay tiền của người giàu, rồi trả cho họ 50 rupee tiền lãi mỗi ngày.
Đã chín năm trôi qua, người giàu ngày càng giàu mà không cần lao động, người nghèo ngày càng nghèo dù làm việc rất chăm chỉ.
Muainathan nới:
"Những người nghèo vì ‘khan hiếm’ kinh niên nên khả năng phán đoán và nhận thức của họ bị giảm sút đáng kể do tập trung quá nhiều vào các vấn đề trước mắt thay vì xem xét các vấn đề đầu tư và phát triển dài hạn.
Cuối cùng, họ trở nên ngu ngốc và bốc đồng hơn. "
Nói cách khác, khi một người cứ nghèo rồi lại nghèo, người đó sẽ trở nên ngu ngốc và bốc đồng.
Họ bị mắc vào một vòng luẩn quẩn như thế này:
Thiếu tiền - chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, trở nên bốc đồng và mất kiểm soát - giảm băng thông trí tuệ - tạo ra nhận thức và quyết định sai lầm - khuếch đại tư duy khan hiếm về tiền - vòng luẩn quẩn.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể thoát ra khỏi suy nghĩ nghèo nàn do sự khan hiếm gây ra?
Đầu tiên, lập kế hoạch
Có người nói:
"Lập kế hoạch, những gì bạn làm hôm nay, là vì một ngày mai tốt đẹp hơn."
Tương lai thuộc về những người đưa ra những quyết định khó khăn ngày hôm nay.
Càng nghèo, người ta càng cần phải lập một kế hoạch sống hoàn chỉnh cho mình.
Đại học Harvard đã từng thực hiện một nghiên cứu rất nổi tiếng, họ phát hiện ra một nhóm thanh niên có hoàn cảnh xuất thân và chỉ số thông minh tương tự nhau, trong đó 27% không có kế hoạch sống, 60% có kế hoạch sống rất mơ hồ, 10% có kế hoạch ngắn hạn và chỉ 3% có kế hoạch dài hạn.
Sau 25 năm, hầu hết tất cả những người có kế hoạch dài hạn đều trở thành những người đứng đầu xã hội;
Những người có kế hoạch ngắn hạn đã trở thành tầng lớp trung lưu, chẳng hạn như bác sĩ và luật sư;
Những người có kế hoạch mơ hồ sống ở tầng lớp trung lưu và thấp hơn của xã hội, họ không có triển vọng nhưng đặc biệt hy vọng rằng con cái của họ sẽ có triển vọng;
Những người không có kế hoạch ở dưới đáy của xã hội, suốt ngày phàn nàn.
Những gì cuộc khảo sát này cho thấy - một kế hoạch cuộc sống là thứ phân biệt mọi người với nhau.
Vì vậy, để thoát ra khỏi suy nghĩ kém cỏi do tính khan hiếm gây ra, hãy lập ra một kế hoạch cuộc sống rõ ràng, ngắn hạn rồi dài hạn, sau đó thực hiện từng bước một.
Thứ hai: hãy làm việc quan trọng nhất, không phải việc cấp bách nhất
Có một câu nói rằng: "Nếu điều đầu tiên bạn làm mỗi sáng là ăn một con ếch sống, bạn sẽ rất vui mừng mà nhận ra rằng, không còn gì có thể tệ hơn điều đó trong ngày."
"Ếch sống" đại diện cho nhiệm vụ quan trọng nhất. Xử lý nhiệm vụ quan trọng nhất, nếu bạn không chủ động hành động, bạn có thể mất thời gian và cơ hội vì nó.
Vì vậy, hầu hết tất cả giới tinh hoa đều hiểu một chân lý: ưu tiên việc quan trọng.
Hãy đặt những thứ quan trọng nhất lên hàng đầu.
Những thứ ít quan trọng hơn luôn đứng thứ hai, bất kể mức độ khẩn cấp. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn tập trung và không bị lung lay bởi cảm giác, cảm xúc hoặc sự thôi thúc của quá trình này.
Khi bạn đã lập một kế hoạch, hãy thực hiện 20% quan trọng nhất của kế hoạch trước.
Làm tốt phần này có thể cho ra 80% kết quả .
Vì vậy, hãy cố gắng tập trung sức lực của bạn vào điều quan trọng nhất, cố gắng không bị giằng xé và chia rẽ bởi những điều không đâu.
Thứ ba: hành động
Đây là điều quá hiển nhiên.
Nhưng lý do tại sao nó thường được thảo luận là vì nó quá quan trọng.
Bạn phải cổ vũ cho chính mình.
Có một câu nói rất hay: "Thứ duy nhất trên thế giới này có thể ngồi không cũng có được là nghèo đói, và thứ duy nhất có thể sinh ra từ con số không là ước mơ."
Hãy là người cổ vũ cho chính bản thân. Trong mọi tình huống, hãy nhắc nhở bản thân nhìn ra mặt tích cực của mọi việc rồi bắt tay vào làm.
Nếu bạn thấy mình đang rơi vào hố sâu của "tư duy nghèo đói", bạn phải tự vươn lên và bắt đầu từng bước một.
Ngồi yên không bao giờ có thể thay đổi hiện trạng, bởi vì không làm thì đừng hòng có ăn.
Thế giới dù có tàn nhẫn, chỉ cần bạn sẵn sàng bước đi, sẽ luôn có một con đường.
Không thể nhìn thấy vẻ đẹp bởi vì bạn chưa đủ kiên trì.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận