menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Lan Anh

Chịu sức ép thương mại, Thái Lan đã phải “ngậm ngùi” nhượng bộ Mỹ như thế nào?

Tổng thống Trump chỉ sử dụng chiến lược “Nước Mỹ là số 1” như công cụ để giải quyết thâm hụt thương mại và thể hiện rằng Washington không hài lòng khi Thái Lan ngày một xích lại gần Trung Quốc.

Ngày 27/11/2019, Thái Lan đã chấp nhận nhượng bộ Mỹ.

Chính phủ của nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á đã tạm hoãn lại động thái cấm ba chất hóa học do lo ngại về lý do an toàn mà trước đó họ đã đưa ra. Các biện pháp hạn chế có thể đã khiến cho xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Thái Lan sụt giảm. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa biết nên “đánh” Thái Lan vào chỗ nào.

Dù lệnh cấm này không hề đề cập đến một loại nông sản nào cụ thể, nông dân Thái Lan thực ra lo lắng về khả năng mất lợi thế cạnh tranh, vì vậy họ kêu gọi chính phủ Thái Lan cấm nhập khẩu nông sản từ những nước mà các chất hóa học nói trên được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, trong danh sách này có Mỹ. Số liệu từ McKinney cho thấy Mỹ xuất 594 triệu USD đậu tương và 180 triệu USD lúa mì sang Thái Lan trong năm 2018.

Một quốc gia cho đến nay vốn chỉ đứng ở vị thế khán giả trong cuộc chiến thương mại đang chật vật với tác động từ chương trình nghị sự “Nước Mỹ là số 1”. Và có thể còn nhiều áp lực nữa sẽ đến, xét đến việc thặng dư thương mại mà Thái Lan đang có với Mỹ khiến cho Tổng thống Trump không hài lòng.

Các chất hóa học bị cấm được sử dụng trong một loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Thế nhưng Thái Lan chẳng phải nước duy nhất lo lắng về hai loại này. Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng 2 loại đó bởi nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Việt Nam và Malaysia dự kiến cũng cấm hai loại đó từ ngày 1/1/2020 tới.

Ngoài ra, cũng đã có hàng nghìn người tại Mỹ tiến hành kiện Roundup, tuyên bố rằng loại chất hóa học đó có thể gây bệnh ung thư. Hãng sản xuất Đức Bayer vẫn khăng khăng rằng nó an toàn và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cũng đồng ý. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2015 khẳng định rằng loại chất hóa học đó gây ung thư.

Vào tháng 10/2019, Cơ quan kiểm soát các chất độc hại thuộc chính phủ Thái Lan đã bỏ phiếu cấm các loại chất hóa học nói trên, quy định cấm có hiệu lực từ 1/12/2019. Bangkok như vậy rơi vào thế đối đầu với Washington.

Mỹ đã ngay lập tức phản ứng.

Chỉ một vài ngày sau đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã lập tức hoãn thực thi chính sách ưu đãi thuế quan dành cho hàng xuất khẩu Thái Lan sang Mỹ theo quy tắc ưu tiên GSP. Xe máy và hải sản Thái Lan thuộc nhóm 573 mặt hàng dễ chịu thuế cao từ ngày 25/4/2020.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ nói rằng họ ngừng ưu đãi thuế quan cho hàng Thái Lan do điều kiện lao động của người lao động kém cũng như quyền công đoàn không tốt trong một số ngành nghề. Tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế không tin vào luận điểm đó.

Giáo sư ngành khoa học chính trị tại đại học Thammasat, ông Somchai Phakhaphatwiwat, nói: “Tổng thống Trump chưa bao giờ quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Tổng thống Trump chỉ sử dụng chiến lược “Nước Mỹ là số 1” như một công cụ để giải quyết thâm hụt thương mại và cũng để thể hiện rằng Washington không hài lòng khi Thái Lan ngày một xích lại gần Trung Quốc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại