Chính sách tiền tệ của Fed làm nổi bật rủi ro và những tác động đến nền kinh tế?
Có thể thấy một trong những yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện tại là chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed. Tác động rõ nhất của cuộc họp thể hiện ở đà tăng của Dollar Index, hiện đã lên mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Điều này có ý nghĩ gì với thị trường tài chính nói chung, đặc biệt là thị trường hàng hóa?
Tác động tới nền kinh tế
Lý giải nguyên nhân của đà tăng của Dollar Mỹ, trước hết, Dollar Mỹ được xem là một tài sản trú ẩn hấp dẫn, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của thị trường. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương nắm giữ gần 60% dự trữ của họ bằng USD, dưới dạng tiền mặt hoặc trái phiếu kho bạc.
Bên cạnh đó, đồng Dollar Mỹ cũng là tiền tệ thanh toán cho phần lớn các họat động thương mại quốc tế. Khi dòng vốn rút khỏi thị trường rủi ro, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển sang nắm giữ tiền.
Tuy vậy, đà tăng của Dollar Mỹ trong năm nay không chỉ do tâm lý lo ngại rủi ro trên thị trường, mà chủ yếu là do hành vi của các tiền tệ khác trong giỏ. Hay nói chính xác hơn, là do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trong năm 2022.
Nếu như giai đoạn tháng 03/2014, khi Nga đánh chiếm đảo Crimea của Ukraine, dòng tiền cũng phân bổ vào đồng Yên, với các tin tràn ngập trên mặt báo như “Đồng Yên tăng 5 ngày liên tiếp do căng thẳng tại Ukraine, Bloomberg, thì hiện tại, với sự chênh lệch lãi suất ngày càng nới rộng giữa FED và các ngân hàng trung ương khác, thì sức hấp dẫn của Dollar Mỹ ngày càng lớn.
Dòng vốn có xu hướng chuyển dịch về phía tiền tệ nào đem lại lãi suất cao hơn. Hơn thế nữa, với nền kinh tế châu Âu suy yếu rõ ràng với cuộc khủng hoảng năng lượng, thì sức mạnh của nền kinh tế Mỹ hiện tại cũng hấp dẫn các nhà đầu tư, với lạm phát ít nhiều đang hạ nhiệt, với các biện pháp hạ nhiệt giá xăng dầu và chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu sớm.
Đối với Mỹ, về lý thuyết, Dollar tăng sẽ giúp chi phí nhập khẩu rẻ hơn,tuy nhiên lại khiến cho hàng hóa xuất khẩu kém cạnh tranh. Ngoài ra, các công ty Mỹ có hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, sẽ chứng kiến lợi nhuận sụt giảm
Ben Laidler, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại eToro, ước tính rằng sự gia tăng của đồng đô la sẽ ảnh hưởng 5% đến tăng trưởng thu nhập của các công ty thuộc S&P 500 trong năm nay, tương đương khoảng 100 tỷ USD Đối với các quốc gia khác, Dollar tăng mạnh sẽ gây sức ép đến nền kinh tế của họ.
Như đã nói ở trên, giá phần lớn hàng hóa được ấn định bằng đồng Dollar Mỹ, do đó USD tăng sẽ càng gây gánh nặng về chi phí nhập khẩu.
Ngoài ra, Dollar tăng sẽ khiến cho các quốc gia thu nhập thấp phải đối mặt với áp lực trả nợ, do họ phát hành trái phiếu và vay nợ ngân hàng bằng Dollar Mỹ
Dollar tăng mạnh như hiện tại có áp lực rất lớn đối với thị trường hàng hóa, đặc biệt khi mà kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ rất tiêu cực trong giai đoạn tới. Cả IMF và World Bank đều không loại trừ khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu trong các báo cáo mới đây.
Về lý thuyết, có thể hiểu một cách đơn giản Dollar Mỹ tăng sẽ khiến cho giá hàng hóa, đặc biệt là giá dầu, trở nên đắt đỏ hơn so với người nắm giữ tiền tệ khác.
Về mặt thực tế, có thể thấy rõ tác động cụ thể của Dollar Mỹ tăng trong ví dụ dưới đây Tính đến tháng 6/2022 nếu nhìn vào định giá bằng USD, giá dầu đã giảm mạnh so với đỉnh năm 2008.
Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao, khi Dollar Mỹ tăng gần 20% so với 2008. Biểu đồ dưới đây mô tả giá Brent đối với các quốc gia tiêu thụ 35% dầu thô thế giới trong tháng 6, tính theo tiền nội địa.
Đối với thị trường dầu, mối quan hệ phức tạp hơn, khi từ 2014 công nghệ dầu đá phiến biến Mỹ từ nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới bước sang nhóm nước sản xuất, xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, trong giai đoạn kinh tế thế giới đồng loạt suy yếu, và chính bản thân tiêu thụ dầu tại Mỹ cũng đang trên đà giảm, đặc biệt thể hiện qua chỉ số CPI lõi, không tính năng lượng và thực phẩm, tăng mạnh trong tháng 8 do chi phí tăng thúc đẩy giá dịch vụ, Dollar Mỹ tăng hiện sẽ có xu hướng gây áp lực đến giá.
Bất chấp đà giảm của giá xăng dầu, người dân Mỹ tiếp tục giảm đi lại trong cả tháng 6 và tháng 7, theo số liệu của Bộ Giao thông.Trong tháng 7, người Mỹ di chuyển 286.6 triệu dặm, giảm 3.3% so với tháng 6, bất chấp giai đoạn này giá dầu giảm 6.7%
Trong tuần này, Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm, Ngân hàng Trung ương Anh BOE được kỳ vọng tăng 50 điểm phần trăm, còn Nhật BOJ khả năng cao sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ.
Như vậy, khoảng cách lãi suất giữa các nước sẽ lại được nới rộng, tạo điều kiện cho Dollar Mỹ có khả năng tăng lên. Như đã phân tích ở trên, Dollar tăng một lần nữa lại gây sức ép lên nền kinh tế các quốc gia khác, làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, và gây sức ép lên giá cả.
Việc thị trường định giá Fed sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi đạt 4.5- 4.75% sẽ càng củng cố đà tăng của Dollar, và khiến thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nhóm năng lượng, chịu sức ép lớn. Tác động tiêu cực của đồng
Dollar tăng giá một lần nữa thể hiện trong phiên giao dịch hôm qua ngày 21/09, khi Dollar Index tăng mạnh do kết quả cuộc họp Fed. Dollar Index thiết lập một đỉnh mới đã đảo ngược đà tăng của giá dầu, đẩy giá tiệm cận vùng đáy trong 6 tháng.
Như vậy, có thể thấy rõ, các ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đang lấn át rủi ro về nguồn cung. Giá sẽ khó đảo chiều trước khi có sự thay đổi mạnh về cân bằng cung - cầu.
Tổng hợp : HCT
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận