Chính sách tiền tệ - Bài 7 - Nguyên nhân những cú sốc ảnh hưởng đến lạm phát
Một khía cạnh quan trọng của chính sách tiền tệ đối với những nhà quản lý là việc xác định nguồn gốc của bất kỳ cú sốc nào đối với tỷ lệ lạm phát.
Giả sử NHNN nhận thấy rằng lạm phát đang tăng vượt quá mục tiêu đề ra, hay nói cách khác là có sự đe dọa liên quan đến vấn đề ổn định giá cả hàng hóa. Nếu sự gia tăng này là do niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp quá tích cực, từ đó dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư, thì chúng ta có thể coi đó là một "cú sốc về nhu cầu - demand shock". Trong trường hợp này, thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ giúp làm giảm áp lực lạm phát đã bị đẩy lên do nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, thay vào đó, giả sử rằng sự gia tăng lạm phát là do giá dầu tăng. Trong trường hợp này, nền kinh tế đang phải đối mặt với một "cú sốc về nguồn cung - supply shock", và việc tăng lãi suất có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Nền kinh tế đã và đang phải đối mặt với sự gia tăng chi phí giá nhiên liệu phải gánh thêm chi phí tài chính có thể khiến lợi nhuận doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh hơn nữa và cuối cùng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Việc tăng lãi suất trong trường hợp này có thể chỉ làm trầm trọng thêm và kéo dài thời gian suy thoái do giá dầu gây ra, mà cuối cùng có thể khiến lạm phát giảm quá mạnh thay vì giữ được mức độ ổn định như mục tiêu ban đầu.
Do đó, cơ quan quản lý tiền tệ luôn phải cố gắng xác định nguồn gốc của cú sốc trước khi thiết kế một giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng.
Đối với tình hình hiện tại Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phục hồi từ dịch bệnh, niềm tin của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn rất dè dặt. Đồng thời nền kinh tế vẫn phải gánh chịu sự gia tăng của chi phí vận tải, nguyên vật liệu và chi phí phát sinh thêm để kiểm soát dịch. Khi xem xét đến yếu tố mà NHNN sẽ đánh giá trước khi thắt chặt chính sách tiền tệ là yếu tố lạm phát. Chúng ta thấy lạm phát của Việt Nam hoàn toàn ko tăng như các nước đã phát triển trên thế giới. Lý giải cho điều này là sự khác biệt về mức độ "tổng cầu" là khác nhau. Trong khi các nước lớn như Mỹ/Châu Âu đã bơm 1 lượng thanh khoản lớn hơn rất nhiều so với VN trong năm 2020 và đang dần đạt miễn dịch cộng đồng thì người dân VN cũng như doanh nghiệp vẫn đang cắt giảm chi tiêu không cần thiết. Rõ ràng chúng ta thấy nếu thắt chặt chính sách tại thời điểm hiện tại sẽ giống như ví dụ 2 mà Asset nêu ở trên. Việt Nam sẽ tự triệt tiêu đi khả năng phục hồi của chính bản thân mình vì việc điều hành chính sách sai, thắt chặt quá sớm (trong trường hợp chạy theo chính sách của nước khác). Hậu quả từ đó sẽ kéo tụt VN lại trong cuộc đua phát triển kinh tế toàn cầu.
Nếu thấy bài viết có ích thì hãy like, share và follow để đón đọc bài viết tiếp theo.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận