menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Ngọc Báu

Chính sách tài khóa và tiền tệ

Trước khi trao đổi sâu hơn thì chúng ta đi một chút kiến thức nền để có sự đồng nhất tương đối về hệ quy chiếu:

Chính sách tiền tệ là việc Ngân hàng trung ương đưa ra các quy định về lãi suất, tỷ giá, hệ số tỷ lệ, bơm hút,.... để tác động đến Lượng tiền cơ sở (MB) và Hệ số nhân tiền (k) từ đó tác động đến cung tiền trong nền kinh tế.

Chính sách tài khoá lại là nhiệm vụ của Bộ tài chính, theo đó đơn vị này sẽ phải đưa ra các mục tiêu về Thu (thuế, phí) và Chi (đầu tư, tiêu dùng công) của Chính Phủ để từ đó tác động tới Cung và Cầu trong nền kinh tế.

Như vậy mặc dù mô típ hoạt động khá độc lập nhưng mục đích của cả 2 nhóm chính sách này đều là cố gắng đưa ra các quy định, tín hiệu để từ đó tác động đến sự mở rộng hay thu hẹp của nền kinh tế. Trong đó chính sách tiền tệ thường có khuynh hướng thiên hơn về kiểm soát Lạm Phát, còn chính sách tài khoá lại thường được nhắc đến nhiều hơn trong việc kích thích kinh tế hậu suy thoái. Một số giai đoạn đặc thù, như hiện nay chẳng hạn, để giải quyết được nhanh chóng vấn đề thì bắt buộc là phải "song kiếm hợp bích" và lúc này thì sự gắn kết giữa hai nhóm chính sách có mức độ liên kết không nhỏ.

Vậy cơ chế tác động của tài khóa tới tiền tệ là thế nào?

Đầu tiên, Chính phủ cần tăng thu - họ sẽ tăng thuế/phí - Lúc này tiền sẽ chảy từ túi doanh nghiệp và người dân về túi Chính Phủ - Nếu họ thu thuế xong và mang về Ngân hàng nhà nước (SBV) gửi, không để ở Ngân hàng thường mại hay chi tiêu ngược ra thì lượng tiền này sẽ bị "triệt tiêu tạm thời" khỏi lưu thông và làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế. Chúng ta có thể hình dung lúc này Kho Bạc đang vô tình thực hiện "Chính sách tiền tệ thu hẹp". Vậy nếu họ thu thuế xong để lại ở NHTM hoặc tiêu sài luôn thì điều gì xảy ra? Lúc này không có sự triệt tiêu tiền khỏi lưu thông và hầu như cung tiền không bị ảnh hưởng gì cả.

Vậy nếu Chính phủ cần tiền mà không tăng thuế - Sự lựa chọn khả dĩ là đi vay, để đơn giản chúng ta cứ quy về vay trong nước - Khi chính phủ đi vay thì người cho vay lúc này sẽ là các Ngân hàng, quỹ đầu tư, tổ chức kinh tế,... Dù là ai đi chăng nữa thì khi họ cho chính phủ vay cũng là lúc tiền sẽ chuyển từ túi họ sang Kho Bạc và đổi lại họ nhận được "một giấy chứng nhận nợ". Câu chuyện lại lặp lại tương tự như bên trên, nếu Kho Bạc gửi lượng tiền đó tại NHTM hoặc giải ngân chi tiêu thì không sao, nhưng nếu họ để "phơi" tại SBV thì một lượng tiền này sẽ bị "triệt tiêu tạm thời" khỏi lưu thông.

Như vậy rõ ràng khi chính phủ tăng thu tài khóa, thì lúc đó rất có thể họ đang làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế, hay nói cách khác họ đang tác động tới nền kinh tế không khác gì một "chính sách tiền tệ thu hẹp".

Vậy nếu Chính Phủ tăng chi tiêu công thì sao? Cái này cũng còn tùy Kho Bạc lấy tiền ở đâu để chi. Nếu Kho Bạc lấy tiền tại SBV để đẩy ra chi tiêu thì lượng tiền cơ sở (MB) hoặc trực tiếp là cung tiền (M2) sẽ tăng. Vô tình đây lại là một dạng "nới lỏng tiền tệ". Còn chuyện tăng nhiều hay ít, điều này còn phụ thuộc vào các biến số của nhân tiền k. Nhưng nếu Kho Bạc lấy lượng tiền từ chính NHTM để đẩy ra chi tiêu thì mức độ tác động đến lượng tiền trong nền kinh tế khả năng sẽ ít biến động.

Tựu chung lại thì ẩn số lớn nhất là Kho Bạc sẽ điều chuyển tiền từ các nguồn như thế nào để thực hiện chính sách tài khóa. Việc này sẽ quyết định chính yếu tới thanh khoản hệ thống ngân hàng và lượng tiền trong nền kinh tế bị rút ra hay bơm thêm.

Quay trở lại với câu chuyện của Việt Nam thì hiện tại tính đến cuối năm 2022, Kho bạc đang có khoảng gần 1 triệu tỷ đồng ngân sách tồn quỹ, gồm 700.000 tỷ tại Ngân hàng Nhà nước và 270.000 tỷ tiền gửi có kỳ hạn tại 4 ngân hàng nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank) với kỳ hạn 1-3 tháng. Thu gọn lại thì cứ thu về 4 đồng thì Kho Bạc sẽ dành 1/4 để tại NHTM, 3/4 gửi SBV. Tỷ lệ này thay đổi chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến lượng tiền lưu thông.

Ngoài ra, còn một biến số nữa cần lưu ý, đó là sự mở rộng của tài khóa thông qua đầu tư công không phải lúc nào cũng tác động tích cực tới cung tiền. Nguyên nhân là bởi việc mở rộng quá mức đầu tư công có thể gây áp lực thu hẹp đầu tư tư nhân thông qua "hiệu ứng lấn át" và từ đó làm suy giảm hoạt động kinh tế tư nhân, suy giảm vòng quay tiền trong tương lai. Một ví dụ dễ gần: chẳng hạn Chính phủ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đã đẩy chi phí đầu vào xây dựng nên quá cao, việc này làm tăng chi phí đầu tư của tư nhân và từ đó làm giảm lượng đầu tư tư nhân vào bất động sản hoặc hạ tầng,....

Tổng kết lại thì Tài khóa và Tiền tệ vừa độc lập mà gắn kết, vừa bổ trợ vừa lấn át nhau,... Mối quan hệ này sẽ rõ ràng hơn nếu bóc tách balance sheet của 4 nhóm đối tượng: NHTM, NHTW, TCKT và Chính Phủ. Để đo đếm được một cách rõ ràng tác động thế nào về mặt định lượng đòi hỏi một lượng dữ liệu lớn và thống nhất rất cao. Bây giờ thì chưa, nhưng hy vọng một ngày nào đó có một tổ chức nào đó sẽ có khả năng sở hữu được cả 2 tiêu chí này và rồi từ đó có những cố vấn cần thiết cho nhà làm chính sách.

- Blog Yêu Kinh Tế!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trần Ngọc Báu

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

6 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại