menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Chính sách của Fed đang “nuôi” các công ty zombie

Nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư không hề bận tâm rằng lợi nhuận của những công ty này đã bị xóa sạch, thậm chí nhiều công ty hiện không hoạt động và cũng không biết liệu có sớm hoạt động trở lại. Nguyên nhân do chừng nào còn được Fed ủng hộ, các

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) loại bỏ toàn bộ những rào cản để củng cố thị trường tín dụng đã khuyến khích các công ty Mỹ tăng cường vay nợ. Từ Carnival Corp, Marriott International Inc., Delta Air Lines Inc. cho đến Gap Inc. hay Avis Budget Group Inc., nhiều công ty đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch coronavirus đã vay nợ hàng tỷ đôla thông qua trái phiếu và các khoản vay trong những tuần gần đây.

Thống kê cho thấy, các hãng tàu đã vay hơn 8 tỷ USD thông qua thị trường trái phiếu trong những tuần gần đây; trong khi các hãng hàng không đã nhận được hơn 14 tỷ USD tài chính mới từ các ngân hàng và nhà đầu tư, ngay cả khi phần lớn các máy bay vẫn nằm trên mặt đất.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư không hề bận tâm rằng lợi nhuận của những công ty này đã bị xóa sạch, thậm chí nhiều công ty hiện không hoạt động và cũng không biết liệu có sớm hoạt động trở lại. Nguyên nhân do chừng nào còn được Fed ủng hộ, các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng cho các công ty này vay.

Jack McIntyre tại Công ty quản lý đầu tư toàn cầu Brandywine cho biết, ông chọn mua trái phiếu doanh nghiệp thay vì trái phiếu Kho bạc vì Fed đang “chống lưng” cho thị trường, nếu có vấn đề gì, Fed sẽ nhảy vào. “Bạn không thể nói ‘chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết’ nhưng lại không làm gì cả”, Jack McIntyre nói. “Nếu không, Fed sẽ mất uy tín”.

Theo ước tính của Bloomberg, thu nhập của các công ty trong S&P 500, ngoại trừ các công ty trong lĩnh vực tài chính, được dự báo sẽ giảm 42% trong quý hai so với một năm trước đó do hiệu ứng đóng cửa trên toàn cầu được cảm nhận rõ nét hơn. Trong khi đó, theo Bloomberg Intelligence, việc phát hành nợ doanh nghiệp ròng tăng nhanh và có thể đạt tới 1 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Cũng có ý kiến cho rằng, “Fed không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm những gì mà họ đã làm”. Bởi sự sụp đổ kinh tế và sự gia tăng thất nghiệp chưa từng thấy do đại dịch đã buộc các nhà hoạch định chính sách phải sử dụng mọi công cụ họ có để hỗ trợ nền kinh tế. Hơn nữa, nhiều ý kiến cũng kỳ vọng, nếu nền kinh tế phục hồi đủ nhanh, rất nhiều công ty đang chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch có thể xoay chuyển được tình thế.

Tuy nhiên, hiện kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V đã tan biến. Vì lẽ đó ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại về động thái vay nợ này. Không ít người còn dự báo về một cái kết thảm khốc hơn khi mà các công ty đang trong tình trạng “hấp hối” vẫn tiếp tục vay nợ.

Các nhà theo dõi thị trường như Torsten Slok - Nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank AG lo ngại, một thế hệ mới của cái gọi là các công ty zombie - các công ty không kiếm đủ tiền để trả lãi và được duy trì sự sống bởi những chính sách của ngân hàng trung ương - có thể dẫn đến một kết quả đau lòng cho tất cả mọi người, từ công nhân đến nhà đầu tư, trong nhiều năm tới. “Fed và chính phủ đang can thiệp vào quá trình phá hủy sáng tạo”, Slok nói. “Hậu quả là chúng ta sẽ gặp rủi ro nếu điều này kéo dài lâu hơn, các công ty vẫn còn tồn tại mà không hoạt động, điều đó sẽ ảnh hưởng tới tiềm năng phát triển chung của nền kinh tế và năng suất”.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng, các biện pháp nhằm tăng cường thanh khoản thị trường tín dụng của Fed chỉ là sự hỗ trợ tạm thời và sẽ dẫn đến một kết cục không mấy tốt đẹp nếu các biện pháp này được rút lại. Thậm chí một số ý kiến còn cảnh báo rằng, Fed đang đẩy thị trường tín dụng vào một làn sóng vỡ nợ trong tương lai, khiến cho các vụ phá sản doanh nghiệp hiện nay trở nên quá nhỏ bé.

“Sẽ có rất nhiều” các vụ vỡ nợ và phá sản khi những người đi vay của công ty bắt đầu hết tiền trong những tháng tới, Howard Marks - đồng chủ tịch của Oaktree Capital Group cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg.

Thậm chí không ít nhà kinh tế khác lại nhìn thấy sự can thiệp của Fed để giữ cho các công ty zombie tồn tại lâu hơn sẽ lấn át đầu tư và việc làm tại các công ty khỏe mạnh, tương tự như những gì xảy ra ở Nhật Bản trong “thập kỷ mất mát” những năm 1990, nơi thuật ngữ công ty zombie lần đầu tiên được sử dụng.

“Bạn đang phân bổ vốn cho các doanh nghiệp không có năng suất và trong một số trường hợp, nó lấy mất nguồn lực của các công ty có mức tăng trưởng cao”, Slok của Deutsche Bank nói.

Tuy nhiên theo Marc Zenner - cựu đồng giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp tại JPMorgan Chase & Co., hậu quả có thể chỉ trở nên rõ ràng hơn trong vài năm tới. “Rất khó để tôi nghĩ rằng một cái gì đó giống như vậy không phải trả giá. Những gì bạn có thể thấy là một số trong những cái giá này sẽ chỉ xuất hiện nhiều năm sau đó”, Zenner nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại