24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Nguyễn Trường Giang Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chính sách công nghệ – Phần II

Bình đẳng mạng Internet

Nói một cách đơn giản, thì các ISP phải đối xử bình đẳng với tất cả dữ liệu. Họ không nên ưu đãi bất kỳ bit dữ liệu nào; họ không thể cho phép một phim hoặc Tweet hoặc GIF di chuyển nhanh hơn các sản phẩm cùng loại khác, hoặc cung cấp một dữ liệu với giá rẻ hơn những dữ liệu khác như trường hợp không tính phí dữ liệu (như vậy sẽ làm cho dữ liệu đó hấp dẫn hơn đối với người dùng so với những dữ liệu khác).

Về cơ bản, các ISP kiểm soát quyền truy cập vào Internet; mọi thứ bạn sử dụng trên Internet đều được truyền tải qua hệ thống của các công ty như Verizon và Comcast. Thực tế này mang lại cho ISP rất nhiều quyền lực – họ có thể tác động để ưu tiên một số ứng dụng hoặc website nhất định bằng cách làm chậm dữ liệu của đối thủ cạnh tranh với chúng. Nhưng nếu các ISP tạo lợi thế cho bất kỳ công ty nào trả cho họ nhiều tiền nhất, thì đó là một tổn thất lớn cho người dùng. Internet sẽ mất đi tính cởi mở, đổi mới và sự cạnh tranh bị hạn chế, đồng thời tăng trưởng kinh tế cũng sẽ bị chậm lại.

Cụ thể, bình đẳng mạng Internet kêu gọi chấm dứt ba hoạt động mà ISP vẫn thực hiện một cách không công bằng để khai thác lợi thế độc quyền của họ vì mục đích lợi nhuận.

Đầu tiên là “chặn”, tức là khi các ISP cấm hoàn toàn người dùng truy cập vào mạng của họ. Ví dụ tai tiếng nhất là khi AT&T cố gắng cấm người dùng sử dụng FaceTime khi họ không chịu trả tiền cho một gói dữ liệu đắt tiền hơn. Rõ ràng đây là một cách ép buộc người dùng phải trả nhiều tiền hơn. Người dùng đã ký hợp đồng với AT&T sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cấp nếu họ muốn sử dụng FaceTime, vì tất cả dữ liệu FaceTime của họ đều chảy qua AT&T.

Việc chặn hoàn toàn một website là rất dễ gây chú ý, vì vậy nhiều ISP thích một cách làm tinh tế hơn: “điều chỉnh”. Điều chỉnh là động thái ISP làm chậm nội dung từ các website cụ thể, thường là của đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2013 và 2014, Comcast và Verizon đã sử dụng quyền lực của họ đối với người dùng để tạo lợi thế không công bằng cho sản phẩm của họ và kiếm tiền từ Netflix.

Hình: Một ví dụ về điều chỉnh, biểu đồ cho thấy tốc độ tải trang trên Comcast của Netflix giảm đột ngột cho đến khi họ chịu trả tiền vào tháng 01 năm 2014 tại thời điểm đó tốc độ lại tăng vọt.

Thứ ba là “ưu tiên có trả phí”, nghĩa là ISP sẽ thỏa thuận để truyền tải thông tin của một website nhanh hơn so với website của đối thủ cạnh tranh. Trong những năm gần đây “ưu tiên có trả phí”, còn được gọi là “làn đường cao tốc” có trả phí, đã trở nên phổ biến hơn so với chăn và điều chỉnh. Không tính phí dữ liệu là một ví dụ hoàn hảo về ưu tiên có trả phí – vì vậy hãy tìm hiểu lý do tại sao động thái đó lại khiến người dùng chịu tổn thất.

Không tính phí dữ liệu

Bạn có nhớ là khi không tính phí, ISP cho phép người dùng truy cập miễn phí vào các ứng dụng nhất định, thường để đổi lấy các khoản phí khổng lồ từ những người tạo ra các ứng dụng đó. Như vậy các ứng dụng đó sẽ có lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh – bạn sẽ muốn xem một dịch vụ mà phải trả nhiều tiền hơn cho dữ liệu hay xem một dịch vụ không tính phí dữ liệu?

Vấn đề cơ bản là không tính phí dữ liệu gây tổn thất cho các công ty khởi nghiệp. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ về Virgin Media, một công ty cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số. Công ty này cho phép truy cập miễn phí vào WhatsApp, Facebook Messenger và Twitter. Các công ty khổng lồ đằng sau những ứng dụng đó chắc chắn đủ khả năng trả cho Virgin Media để có đặc quyền đó. Nhưng một công ty khởi nghiệp đến sau, có trong tay một ứng dụng tin nhắn tuyệt vời, thì chắc chắn không thể làm điều đó, và như vậy họ sẽ gặp bất lợi rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh giàu có hơn, Vimeo, một website video nhỏ chỉ có 200 nhân viên, cho biết họ không đủ khả năng để duy trì thỏa thuận không tính phí dữ liệu với Detsche Telekom – công ty sở hữu T-Mobile. Không tính phí dữ liệu, nói cách khác, là ưu ái những gã khổng lồ công nghệ cổ hủ và ngăn cản sự đổi mới.

Thực tế này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi các ISP có thể tự phát triển sản phẩm của chính mình, và quảng cáo chúng miễn phí một cách hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh. Việc AT&T không tính phí dữ liệu cho dịch vụ phát video trực tuyến DirecTV Now của riêng họ là một ví dụ điển hình. Kế hoạch đó mang lại cho DirecTV Now một lợi thế lớn, giữ chân người dùng và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, kế hoạch đó là tốt cho khách hàng, nhưng nếu DiriecTV Now đẩy đối thủ cạnh tranh của mình ra khỏi mảng hoạt động này, AT&T có thể dừng ưu đãi không tính phí và tính phí cao hơn đối với người dùng, và như vậy, những người dùng đó sẽ không còn nơi nào khác để đi.

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, Epicenter.works – một tổ chức phi lợi nhuận châu Âu đã kêu gọi thực hiện một nghiên cứu về dịch vụ không tính phí dữ liệu ở 30 quốc gia châu Âu. Họ phát hiện, khi một quốc gia cho phép không tính phí dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ không dây đã tăng giá. Ở các quốc gia cấm dịch vụ không tính phí dữ liệu chứng kiến sự giảm giá ổn định với các gói cước không dây, nhưng ở các quốc gia cho phép thực hiện điều này, giá gói cước thực sự đã tăng lên.

Tại sao lại có chuyện này? Một khi các nhà cung cấp dịch vụ có thể thu hút khách hàng dựa trên các thỏa thuận không tính phí dữ liệu, họ sẽ không còn phải cạnh tranh về giá cả hoặc chất lượng mạng nữa, vì vậy họ cũng không cần phải cải thiện về giá và chất lượng nữa.

Lịch sử của bình đẳng mạng Internet

Cho đến nay, chúng ta chỉ nói về một thế giới không có bình đẳng mạng Internet. Nhưng ít nhất thì ở Mỹ, bình đẳng mạng Internet đã có một quá khứ thăng trầm: đã có yêu cầu thực hiện điều đó trong một vài năm của thế kỷ này, nhưng những năm còn lại thì gần như không có quy định.

FCC được giao nhiệm vụ quản lý các dịch vụ Internet, đã không đề ra những quy định cho các ISP cho mãi đến năm 2002, khi họ ban hành một điều khoản lỏng lẻo, gọi là Tiêu đề I, nhưng không cấm chặn, điều chỉnh hoặc ưu tiên có trả phí. Mặc dù vậy, Tiêu đề I không được coi là để thực hiện bình đẳng mạng Internet.

Năm 2015, FCC bắt đầu ban hành các quy định cho ISP theo Tiêu đề II, chặt chẽ hơn, cấm chặn, điều chỉnh và ưu tiên có trả phí – nói cách khác, Tiêu đề II thực thi bình đẳng mạng Internet. Những người ủng hộ bình đẳng mạng Internet đã rất vui mừng. Nhưng sau đó, vào năm 2017, ngày Ajit Pai – chủ tịch mới của FCC, đã tái áp dụng Tiêu đề I cho các ISP, triệt để xóa bỏ bình đẳng mạng Internet. Ngày Pai lập luận rằng việc ép buộc thực thi bình đẳng mạng Internet khiến các ISP chậm mở rộng kết nối băng thông rộng tốc độ cao, và Tiêu đề II trở thành lỗi thời.

Tuy nhiên, ngày Pai có thể là người ra quyết định thiếu khách quan nhất: trước đây ngài ấy là luật sư của Verizon!

(còn tiếp)

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Lê Nguyễn Trường Giang Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả