menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Chính sách công nghệ – Phần I

Internet đã trở thành phương thức chính để chúng ta mua sắm, đọc tin tức, giao tiếp, nghiên cứu và kinh doanh. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi giới công nghệ cứ luôn hấp tấp lao vào các cuộc tranh luận kéo dài về chính sách và quy định pháp lý, xung quanh vấn đề chống độc quyền, tự do ngôn luận, quyền riêng tư…

Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ khi các cuộc tranh luận về những vấn đề này trở nên gay gắt đến mức biến thành những cuộc chiến về chính sách, và tìm hiểu xem chính phủ các nước này đã làm gì để bắt đầu chỉnh đốn các công ty công nghệ.

Làm thế nào Comcast có thể bán lịch sử duyệt web của bạn?

Vào năm 2016, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cơ quan quản lý viễn thông và Internet của chính phủ Mỹ, đã ban hành những quy tắc buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải có sự đồng ý của người dùng, trước khi bán lịch sử duyệt web của họ cho các nhà quảng cáo. Nhưng vào năm 2017, Quốc hội đã thông qua một dự luật loại bỏ các quy định về các “quyền riêng tư băng thông rộng” này. Nói cách khác, phán quyết năm 2017 cho phép các ISP bán thông tin của người dùng bất cứ khi nào và theo bất cứ cách nào họ muốn. Những người bênh vực cho quyền lợi của người dùng đã rất phẫn nộ.

Nhưng chính xác thì ISP là những ai? Họ có những dữ liệu nào về người dùng? Và có gì sai khi họ bán những dữ liệu đó? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Giám sát không ngừng

Bất cứ khi nào bạn kết nối với Internet qua Wifi hoặc xem tivi thông qua cáp truyền hình, tức là bạn đang sử dụng nội dung “băng thông rộng”. Các công ty mà ta vẫn gọi là nhà cung cấp dich vụ Internet, hoặc ISP, truyền tải nội dung đó đến cho bạn; nói cách khác, họ là những người cung cấp cáp và Internet đến tận nhà bạn. Các ISP lớn nhất ở Mỹ bao gồm Comcast, AT&T, Verizon, CenturyLink, Cox, và Spectrum.

Các bạn đừng nhầm lẫn những công ty này với các công ty điện thoại cung cấp dịch vụ 4G và di động. Đó là công việc của các công ty gầm Verizon, AT&T, Sprint và T-Mobile. (Lưu ý rằng Verizon và AT&T cũng nằm trong cả hai danh sách!).

Vì các ISP ở giữa bạn và mọi website bạn truy cập, họ có thể theo dõi toàn bộ lịch sử duyệt web của bạn. Sau đó, họ có thể bán những thông tin này, cùng với các thông tin nhân khẩu học như tuổi và địa chỉ của bạn cho các nhà quảng cáo, những người này có thể sử dụng dữ liệu đó để tạo ra quảng cáo nhắm vào mục tiêu là bạn. Đây là một kho thông tin quý giá khiến ngay cả những gì Facebook và Google có về bạn cũng trở nên ít ỏi. Những người ủng hộ quyền riêng tư nói rằng ISP thậm chí có thể khống chế các công cụ tìm kiếm trên Google của bạn hoặc đưa quảng cáo vào các website mà bạn duyệt. Một ví dụ đặc biệt nổi tiếng là “siêu tân binh” của Verizon, một trình theo dõi mà Verizon từng cài đặt trên tất cả các điện thoại của họ, để theo dõi mọi website mà bạn đã truy cập mà không cho bạn biết cách chọn để thoát khỏi sự theo dõi đó. (Verizon đã khai tử siêu tân binh đó, nhưng những người ủng hộ quyền riêng tư nói rằng nó có thể sẽ quay trở lại).

Sân chơi độc quyền

Nếu bạn không thích những gì ISP đang làm thì bạn không gặp may rồi. Nhờ nhiều vụ sáp nhập và mua lại, ISP có vị thế độc quyền thị phần ở hầu khắp đất nước: Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) ước tính, 75% các hộ gia đình Mỹ không có hoặc chỉ có một lựa chọn cho ISP tốc độ cao – nói cách khác, ISP của họ là độc quyền. Và ta có thể dự đoán, độc quyền dẫn đến kết nối Internet chậm hơn và giá cả cao hơn. Ví dụ, AT&T độc quyền ở Cupertino, California nhưng cạnh tranh với ISP khác ở Austin, Texas – và AT&T tính phí người tiêu dùng ở Cupertino cao hơn các nơi khác 40 USD cho cùng một dịch vụ cơ bản giống hệt nhau.

Hình: Hơn 3/4 người Mỹ không có hoặc chỉ có một lựa chọn ISP cho Internet tốc độ cao, theo định nghĩa là có tốc độ 25 Mbps trở lên. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại về một thị trường độc quyền.

Thật không may, dường như rất khó để phá vỡ thế độc quyền hoặc quản lý những công ty đó, do các quy định chống độc quyền lỏng lẻo và các rào cản khắt khe cho việc tham gia lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Thiết lập cơ sở hạ tầng khổng lồ cần thiết để cung cấp Internet là một công việc khó khăn, đến mức Google cũng gặp khó khi làm điều đó. Google đã thử tạo ISP siêu nhanh của riêng mình có tên là Google Fiber, nhưng gặp trở ngại nên đã phải thu hẹp đáng kể hoạt động này vào năm 2017.

Vì các ISP gần như độc quyền, nên thói quen bán thông tin của họ đặc biệt nguy hiểm với người dùng. Nếu ISP của bạn đang bán lịch sử duyệt web của bạn, nhưng bạn không thích điều đó, thì không may rồi – bạn sẽ không có nhiều lựa chọn thay thế ngoài việc từ bỏ hoàn toàn Internet.

Quy định – hay không quy định

Trước năm 2016, có một vài quy định chống lại việc ISP bán dữ liệu người dùng cho những người làm marketing. Nhưng vào năm 2016, FCC đã thông qua một quy định, rằng các ISP dứt khoát phải được sự cho phép của khách hàng trước khi họ có thể bán lịch sử duyệt web của người dùng. Những người ủng hộ quyền riêng tư băng thông rộng đã ăn mừng chiến thắng.

Nhưng vào năm 2017, vị chủ tịch mới của FCC – ngài Ajit Pai lên nắm quyền và với sự ủng hộ của ông ta, Quốc hội đã loại bỏ quy định này. Điều đó nghĩa là các ISP có thể tiếp tục bán dữ liệu của mọi người cho những người làm marketing mà không cần sự đồng ý của họ.

Phe ủng hộ người dùng đã phản đối quy định mới, gọi đó là vụ thâu tóm quyền lực của các ISP và xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Những người ủng hộ quy định mới cho rằng như vậy là công bằng vì các quy định về bán dữ liệu không áp dụng cho Facebook hoặc Google, hai công ty này cũng kiếm được hàng tỷ USD bằng cách sử dụng dữ liệu để thực hiện quảng cáo nhắm mục tiêu. Họ nói rằng các ISP cần phải có khả năng quảng cáo nhắm mục tiêu để cạnh tranh với Google và Facebook.

Không có dấu hiệu cho thấy trận chiến này sẽ kết thúc. Nhưng may mắn thay, ít nhất cũng có một kết quả khiến người ta cảm thấy vui. Sau khi FCC thu hồi các quy định về quyền riêng tư băng thông rộng, website tin tức công nghệ ZDNet đã dẫn ra một quy định trong Đạo luật tự do thông tin, và yêu cầu được xem lịch sử duyệt web của ngày Ajit Pai, chủ tịch mới của FCC, người đã đấu tranh cho các quy tắc mới. FCC cho biết họ không có bất kỳ thông tin nào.

Dữ liệu di động miễn phí ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào?

Nếu bạn sống ở Vương quốc Anh và sử dụng dịch vụ di động do Virgin Media cung cấp, thì tin tốt là bạn có thể sử dụng WhatsApp, Facebook Messenger và Twitter mà không phải trả tiền cho dữ liệu mà họ sử dụng.

Hình: Virgin Media cho phép sử dụng “miễn phí dữ liệu” của WhatsApp, Facebook Messenger và Twitter, nhưng như vậy có thực sự tốt cho người tiêu dùng?

Tương tự ở Mỹ, nếu sử dụng dịch vụ của AT&T, bạn có thể sử dụng miễn phí dịch vụ phát trực tuyến DirecTV Now của AT&T – họ sẽ không tính phí dữ liệu, bất kể bạn xem bao nhiêu video.

Cách làm này – theo đó bạn được sử dụng một số ứng dụng nhất định và không phải lo trả tiền cho dữ liệu mà bạn sử dụng – gọi là “không tính phí”. Nghe có vẻ tuyệt vời, ai mà chẳng thích nhắn tin không giới hạn và xem phim thoải mái? Nhưng một nghiên cứu quan trọng đã phát hiện không tính phí dữ liệu thực sự khiến cho dữ liệu không dây trở nên đắt hơn đối với người dùng nói chung. Nhưng tại sao lại như vậy?

Hóa ra không tính phí dữ liệu lại là một trong những vấn đề nổi bật nhất trong cuộc tranh luận về chính sách đang diễn ra liên quan đến bình đẳng mạng Internet. Hãy đi sâu tìm hiểu về bình đẳng mạng Internet trước kih giải thích điều gì đã xảy ra với không tính phí dữ liệu.

(còn tiếp)

Nguồn tham khảo: Neel Mehta, Aditya Agashe & Parth Detroja – Gạt mở chiến lược kinh doanh ẩn sau thế giới công nghệ – NXB CT 2021

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại