Chính sách chi trả cổ tức và giá trị doanh nghiệp có quan hệ với nhau như thế nào?
Liên quan đến vấn đề này, đã vài chục năm gần đây vẫn là đề tài cho các nhà kinh tế học nghiên cứu, nhưng trong đó có nổi bật một vài ý mà mình muốn anh em đọc để tham khảo:
1. Chính sách cổ tức là gì?
Có thể được hiểu một cách đơn giản DN có thể trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu cho cổ đông. Nếu trong điều kiện phi thuế, thì cơ bản là giá trị toán học của cổ đông trước và sau khi nhận được là bằng nhau, nhưng trong điều kiện ở VN có thuế cổ tức 5% thì coi bộ về mặt toán học là bị thiệt rồi đó.
Ngoài hai cách chia trên, DN có thể thực hiện mua lại cổ phiếu như một cách thay thế cho chi trả cổ tức thông thường, cách này coi bộ thuế bị đánh là ít hơn.
2. Chính sách cổ tức có tác động tới giá trị doanh nghiệp và cổ đông hay không?
- Phần này đã có nhiều nghiên cứu, NĐT đọc có thể lên gõ "Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp" chắc chắn sẽ ra rất nhiều kết quả thú vị, mình chỉ liệt kê một số ý theo quan điểm của mình.
- Thứ nhất, để đo lường thực nghiệm giá trị doanh nghiệp trước và sau khi chi trả cổ tức thì người ta tạo ra biến phần bù chi trả cổ tức (Nôm na hiểu là xem thay đổi tỷ lệ giá thị trường/giá sổ sách giữa nhóm công ty có trả và không trả), và kết quả của nhiều nghiên cứu là chưa thống nhất. Ông thì bảo ko ảnh hưởng, ông thì bảo có ảnh hưởng tới phía cạnh nào đó, ông thì bảo từng giai đoạn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Banker và Wurgler's (2004) về thì nói sau khi so sánh thì thấy nói chung là có ảnh hưởng, thông qua phần bù mua lại cổ tức nêu ở trên. Nếu mở rộng nghiên cứu ra thì tương tự mua lại cổ phần cũng có ảnh hưởng tới giá trị DN tương tự như chính sách chi trả cổ tức.
- Thứ hai, theo quan điểm của mình khi nghiên cứu về thị trường VN vẫn có nhiều hạn chế, đặc biệt là với những nghiên cứu trước 2016 khi mà dữ liệu chưa đầy đủ và thị trường vẫn chịu nhiều tác động bởi yếu tố khác. Hàm ý, nếu đọc thì nên tin những thực nghiệm ở thị trường TG của mấy bác hơn nhé, VN cần thêm thời gian.
- Thứ ba, quan điểm của mình thực tế thấy thì Chính sách chi trả cổ tức tuy về mặt số học là không ảnh hưởng (nếu ko tính thuế cổ đông chịu). Nhưng thực tế thì mỗi chính sách cổ tức đều có tác động nhất định tới giá trị cổ phiếu (giá trị DN về mặt thị trường), thông qua chi cổ tức bằng tiền mặt, cổ phiếu hay mua lại cổ phần.
- Cuối cùng, vậy chính sách nào là tốt nhất để chi trả cho cổ đông và làm tăng giá trị doanh nghiệp. Mình ủng hộ quan điểm "Lý thuyết nuông chiều NĐT về chi trả cổ tức", có nghĩa là tùy giai đoạn, ông chủ thấy cái nào NĐT thích hơn thì làm cái đó. Ví dụ, năm nay khó khăn, anh em nào cũng kẹp CP nên thích tiền mặt thì chia tiền mặt cổ phiếu sẽ lên chút; năm sau thị trường lên anh em lại thích chia bằng cổ phiếu thì chia bằng cổ phiếu; Lâu lâu thấy hai cách kia ko hiệu quả thì mua lại cổ phiếu quỹ là lên ầm ầm thì mua lại;
Kết luận
- Việc áp dụng chính sách chi trả cổ tức nào, ông chủ sẽ cân nhắc hai lý do chính: 1. là nuông chiều nhà đầu tư để làm cho giá trị DN tối ưu nhất (tùy giai đoạn); 2. là còn phải tùy nguồn lực công ty nữa = thấy anh em thích chi bằng tiền mặt quá, nhưng công ty có tiền đâu mà chi (mấy cái này đọc bài nghiên cứu sẽ hiểu);
- Thứ nữa mình cũng muốn bảo vệ cho Anh Long HPG và Anh Hùng Anh TCB khi hai anh tâm sự về chính sách chia cổ tức. Anh Long thì nói tiền để làm ăn chứ chia hết sao được (cái này đúng lý thuyết muốn nuông chiều nhưng nguồn lực có hạn), anh Hùng Anh thì bảo là tôi không thấy có tương quan nào trong việc chia cổ tức tới giá trị CP.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận