menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Đình Đạt

Chính phủ nhiều nước Đông Nam Á đẩy mạnh thu thuế giảm thâm hụt ngân sách

Đầu năm 2021, nhiều công ty Nhật hoạt động tại Malaysia và Thái Lan đã nhận được đề nghị từ cơ quan thuế liên quan đến hồ sơ thuế của họ trong vài năm trở lại đây.

Chính phủ nhiều nước Đông Nam Á đang cố gắng tăng nguồn thu từ thuế doanh nghiệp khi mà họ đang phải đương đầu với tình trạng ngân sách thâm hụt ngân sách do tình hình đại dịch Covid-19.

Theo báo Nikkei, cụ thể, giới chức ngành thuế nhiều nước Đông Nam Á đang đẩy nhanh các quá trình điều tra, đồng thời áp dụng quy định chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp, ví như rút ngắn thời hạn nộp hồ sơ thuế.

Xu thế này chắc chắn khiến cho nhiều công ty đa quốc gia trong khu vực phải lo lắng, họ có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế mới.

Đầu năm 2021, nhiều công ty Nhật hoạt động tại Malaysia và Thái Lan đã nhận được đề nghị từ cơ quan thuế liên quan đến hồ sơ thuế của họ trong vài năm trở lại đây.

Các văn phòng của công ty kiểm toán thuế toàn cầu Deloitte nhận được đề nghị hỗ trợ từ phía các công ty Nhật cao gấp 3 lần so với trước đại dịch Covid-19.

Theo giám đốc phụ trách các vấn đề liên quan đến chuyển giá khu vực Đông Nam Á tại Deloitte Singapore, ông Jun Igarashi, chính phủ các nước trong khu vực đang đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến đánh thuế chống chuyển giá, các sáng kiến này tập trung vào các giao dịch giữa trụ sở các công ty Nhật và các đơn vị thành viên trong khu vực Đông Nam Á.

Ví dụ trong trường hợp nếu một công ty thành viên bán hàng cho công ty mẹ ở mức giá thấp hơn nhiều so với giá hàng bán cho một công ty ngoài, sẽ có thêm thuế bị tính nếu giới chức thuế địa phương kết luận rằng chênh lệch giá này chính là cách để chuyển lợi nhuận.

Trong năm 2020 và năm 2021, Việt Nam và Malaysia đã thay đổi nguyên tắc tính giá nhằm thu được thêm thuế từ các giao dịch này. Họ đã bắt đầu yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ chuyển giá trong giai đoạn ngắn nhất theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỷ lệ thuế doanh nghiệp trong tổng doanh thu thuế của các nước thành viên OECD trong năm tài khóa 2018 là 10%; tỷ lệ này với Nhật trên 10%. Tuy nhiên tỷ lệ này tại Malaysia và Indonesia lần lượt gần 50% và gần 30%.

Động thái muốn thu thêm thuế liên quan đến chuyển giá tại Đông Nam Á cho thấy rằng chính phủ các nước đang cố gắng muốn thu thêm thuế từ doanh nghiệp nhằm có tiền chi tiêu thêm nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, theo chuyên gia thuế địa phương.

Tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm trì hoãn quá trình phục hồi kinh tế tại khu vực Đông Nam Á. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Thái Lan trở thành nền kinh tế thứ 4 trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực đương đầu với tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài.

Các ổ dịch Covid-19 mới trong khu vực đang ảnh hưởng đến dự báo kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á.

Hội đồng phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan (NESDC) công bố kinh tế Thái Lan tăng trưởng âm 2,6% trong quý đầu của năm. Như vậy kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng âm đến 4 quý liên tiếp, dù vậy mức suy giảm này thấp hơn dự báo âm 4,2% trong quý 4/2020.

Nếu so với quý gần nhất, kinh tế Thái Lan tăng trưởng chỉ 0,2%. NESDC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan từ ngưỡng 2,5-3,5% xuống 1,5-2,5%. Dự báo đầu tiên được đưa ra vào tháng 11/2020 ước tính từ 3,5-4,5%.

“Đại dịch cần phải được kiểm soát từ tháng 6/2021. Quá trình tiêm vắc xin Covid-19 suôn sẻ sẽ là yếu tố quan trọng giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng”, ông nói.

Trong quý đầu của năm, Thái Lan đã trải qua đợt dịch thứ 2 và thứ 3. Làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 bắt đầu từ giữa tháng 12/2020 và kéo dài cho đến đầu tháng 2/2021, các nhà hàng tại nhiều địa điểm của Bangkok vì vậy phải rút ngắn thời gian hoạt động.

Nhiều hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro lây nhiễm Covid-19 ví như quán bar, quán rượu và mát xa vốn được coi như dễ gây lây nhiễm Covid-19 đã bị yêu cầu phải đóng cửa.

Làn sóng dịch thứ 3 bắt đầu vào cuối tháng 3/2021, tác động của nó lên quý đầu tiên ít hơn. Tuy nhiên, làn sóng dịch thứ 3 này lại là làn sóng tồi tệ nhất ảnh hưởng đến Thái Lan. Các nhà hàng tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 đã chỉ được cho phép phục vụ đồ ăn mang về. Đồng thời, người dân tại các khu vực bị yêu cầu hạn chế đi lại liên tỉnh cũng như làm việc tại nhà càng nhiều càng tốt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả