Chiến tranh tiền tệ nước Nga - Tính ổn định của đồng tiền quan trọng như nào?
I. Chiến lược giữ bảo vệ và giữ giá đồng Ruble trước các áp đặt cấm vận khắc nghiệt
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt đánh Ukraina vào sáng 24.2 theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Lập tức Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… và một số quốc gia khác áp dụng thêm vô số lệnh trừng phạt lên Gấu Nga với mục đích là cho hệ thống tài chính Nga sụp đổ giống như Mỹ và Saudi Arabia đã làm vào nhưng năm 1980 để một lần nữa kéo sập nước Nga bằng các đòn tài chính
Nhưng Putin không đơn giản như các bậc tiền nhiệm trước đó mà ông và chính phủ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp liên quan đến tài chính để giữ đồng Ruble luôn ổn định góp phần giữ vững nền tài chính từ đó bảo vệ được đất nước Nga không bị sụp đổ
Nước Nga từ khi sát nhập Crimea vào năm 2014 đã chịu vô số cấm vận từ Mỹ và các nước đồng minh và khi TT Putin phát động chiến dịch đặc biệt đánh Ukraina vào ngày 24/2/2022 thì các lện cấm vận và trừng phạt này liên tục tăng nên theo thống kê của hệ thống dữ liệu lệnh trừng phạt toàn cầu Castellum.ai thì hiện Nga đang chịu hơn 8.269 tính tới ngày 8/4/2022 các biện pháp trừng phạt mà đáng kể nhất có thể nói tới đó là phong tỏa dự trữ ngoại hối 330 tỷ USD loại Nga ra khỏi SWIFT ( được ví như là vũ khí hạt nhân về tài chính)…
++++= Cùng xem TT Putin đã làm những gì để giữ vững đồng nội tệ mà lúc cuộc chiến vừa xảy ra là lúc đồng Ruble tụt giá thê thảm nhưng chỉ một thời gian ngắn thì tăng giá mạnh trở lại bắt đầu ổn định lại tỷ giá vào thợi điểm hiện tại
1. Vào giai đoạn đầu của cuộc chiến chính phủ Nga đã bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu bán lại 80% ngoại tệ ( USD và EURO) trước viễn cảnh Nga có thể bị thiếu ngoại tệ để trả cho các khoản nợ sắp đến hạn đồng thời cấm cá nhân mua dự trữ ngoại tệ với mục đích tránh tâm lý lo sợ đồng Ruble mất đi giá trị từ đó người dân sẽ mua dự trữ ngoại tệ làm nơi trú ẩn gây hiểm họa cho nền tài chính Nga khi bị Mỹ và EU cấm vận
2. Hủy bỏ thuế VAT khi mua vàng và định giá đồng Rulbe với vàng mục đích là khuyến khích người dân mua vàng để hút tiền về nhằm nâng giá đồng Ruble
3. Tăng lãi suất tiền gửi lên 20% cũng là một biện pháp giảm lượng tiền trong lưu thông song song với việc giảm thuế VAT khi mua vàng đã góp phần giữ cho đồng Ruble hạn chế mất giá trong giai đoạn đầu của lệnh cấm vận mà Nga đang gánh chịu
4. Hạn chế việc rút vốn ra nước ngoài và không cho người nước ngoài tiếp cận giao dịch hối đoái tránh việc thao túng đồng Ruble gây nhiễu loạn cho nền tài chính Nga
5. Thu gọn nhập khẩu = các biện pháp trừng phạt thương mại đã hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài của Nga = nhập khẩu giảm có nghĩa là có ít nhu cầu bán Ruble để đổi lấy ngoại tệ để thanh toán cho hàng nhập khẩu do đó với sự sụt giảm nguồn cung của đồng Ruble trên thị trường ngoại hối làm cho giá trị đồng tiền ngày càng tăng giá
6. Với các biện pháp giảm cung trên toàn Châu Âu khi Nga bị cấm vận đã làm cho giá dầu mỏ và khí đốt tăng giúp giá trị xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga tăng mạnh
7. Thúc đầy bán hàng cho các nước thân thiện với giá chiết khấu cao như là Trung Quốc, Ấn Độ….đã góp phần tăng doanh ngoại tệ cho Nga đã hạn chế bớt ảnh hưởng bởi các biện pháp cấm vận tài chính mà Mỹ và EU cùng đồng minh đang áp đặt nên Nga
8. Bắt buộc thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Ruble với các quốc gia không thân thiện đã làm cho nhu cầu về đồng Ruble tăng mạnh điều này nằm ngoài dự đoán của Mỹ và EU cùng đồng minh trái ngược hoàn toàn Liên Bang Xô Viết những năm 1980 khi Mỹ kết hợp với Saudi Arabia để đẩy Liên Bang Xô Viết sụp đổ và tan rã khi dùng chính con bài cấm vận và năng lượng = kịch bản đã không lặp lại dưới thời TT Putin
++= Sau hàng loạt các biện pháp để tránh sự mất giá và có thể sụp đổ của đồng Ruble thì chỉ sau 4 tháng khi Nga phát động chiến sự đặc biệt tại Ukaraina giá trị của đồng tiền này đã hồi phục và trên đà tăng giá mạnh hơn trước thời điểm cuộc chiến xảy ra.
Với các biện pháp trên thì hiện tai giá trị của đồng Ruble lại tăng giá quá mạnh vượt xa mong muốn ban đầu của TT Putin - với một quốc gia đồng tiền mà quá mạnh đối với ngân sách thig nó cũng sẽ gây ra những rủi ro nhất định
II. Chiến lược kìm hãm đồng Ruble tăng giá để ổn định tỷ giá
Trước tiên chúng ta phải nói tới việc đồng Ruble tăng giá quá mạnh trong thời gian dài điều này sẽ làm hàng hóa sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu xuất khẩu không thể cạnh tranh ở thị trường nước ngoài
Khi đồng nội tệ tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hơn. Lý do là vì lúc này giá trị đồng nội tệ tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải trả ít tiền hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau.
Ví dụ, doanh nghiệp A mua táo từ Mỹ với giá 1USD/kg với tỷ giá 1 USD = 25.000VNĐ. Doanh nghiệp A mua 10kg táo hết 250.000VNĐ. Tuy nhiên, nếu đồng nội tệ tăng giá, 1 USD = 20.000 đồng thì lúc này, doanh nghiệp thực tế chỉ phải trả 200.000VNĐ. Vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 50.000VNĐ so với trước.
++= Do đó, đồng nội tệ tăng giá cũng là thời điểm nhập khẩu được khuyến khích. Ngược lại, khi nội tệ giảm giá, chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm hạn chế nhập khẩu.
Cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu. Đồng nội tệ tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu.
Ví dụ, tỷ giá USD/VND là 25.000, tức 1 USD = 25.000 VND. Một công ty B xuất khẩu hàng hóa thu được 10.000$ (tức 250.000.000đ). Nếu tỷ giá bị thay đổi 1 USD = 20.000đ thì trên lý thuyết, công ty B vẫn thu được 10.000$. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra tiền Việt thì chỉ còn 200.000.000VNĐ, bị giảm mất 50.000.000VNĐ so với trước.
++= Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Lúc này, doanh thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn.
Đây chính là lý do không chỉ Nga mà hầu hết các quốc gia luôn muốn giữ cho tỷ giá ở mức ổn định
1. Hạ lãi suất tiền gửi từ 20% xuống 11% để khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì mang gửi vào các ngân hàng để lấy lãi sẽ làm tiền trong lưu thông ít đi sẽ đẩy giá đồng Ruble lên cao
2. Dỡ bỏ dần các hạn chế đối với thị trừng ngoại hối nhằm giảm bớt sự khan hiếm của đồng Ruble cũng là nguyên nhân khiến đồng tiền này tăng giá
3. Giảm nhẹ các yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu như là được giữ lã 50% ngoại hối từ xuất khẩu thay vài chỉ được giữ lại 20% như trước và cho phép linh hoạt trong thanh toán bằng nhiều đồng tiền chứ không phải bắt buộc bằng đồng Ruble như trước = giảm nhu cầu của đồng Ruble
Trên đây là các chiến lược và chiến thuật mà TT Putin đã sử dụng để giữ cho hệ thống tài chính nước nga không sụp đổ khi bị áp đặt rất nhiều lệnh cấm vận đến từ Mỹ, EU và các nước đồng minh cũng có thể gọi đây là “ Cuộc chiến tranh tiền tệ nước Nga “
Rộng ra thì bất cứ quốc gia nào cũng có lúc phải áp dụng cách này hay cách khác để giữ cho nền tài chính khỏe mạnh giữ cho tỷ giá luôn ở mức cân bằng và Việt Nam mình cũng đang ở trong một cuộc chiến tranh tiền tệ nhỏ hơn để giữ cho đồng VNĐ ổn định tỷ giá so với các đồng ngoại tệ quan trọng như là USD, EURO, JPY…
Hiểu được các chính sách về tiền tệ của chính phủ là rất quan trọng cho các quyết định đầu tư cả trên thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoáng, vàng và bất động sản….
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận