menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Việt Nữ

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam chịu thiệt hại nhiều hơn hưởng lợi

Việt Nam chịu nhiều thiệt hại hơn là được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nên cần điều chỉnh chính sách linh hoạt để giảm thiểu những thiệt hại này.

Khi kinh tế Mỹ và Trung Quốc suy giảm do tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, vì hai nền kinh tế này chiếm 40% GDP toàn cầu.

Bất ổn kinh tế toàn cầu ngắn hạn

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do những bất ổn trong dòng chảy thương mại thế giới khi thương chiến Mỹ- Trung leo thang. Mặt khác, xung đột thương mại Mỹ- Trung còn khiến tâm lý nhà đầu tư thêm bất an, làm giảm lượng vốn đầu tư trên toàn cầu, dẫn đến sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị ảnh hưởng thì những quốc gia cung ứng nguyên liệu cho Trung Quốc, như Brazil, Nam Phi, Australia… cũng sẽ chịu thua thiệt. Trong khi nhiều nền kinh tế châu Á- nơi phân bố của các chuỗi sản xuất toàn cầu liên quan đến Trung Quốc cũng sẽ chịu thiệt hại.

Trái lại, những quốc gia là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc (trong đó có Việt Nam) trên thị trường Mỹ sẽ được hưởng lợi do hàng hóa có sức cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc.

Theo một tính toán của Oxford Economics, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung sẽ khiến tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc giảm 0,8%, trong khi Mỹ mất 0,3%.

Xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ dư thừa công suất và hàng hóa. Những dư thừa đó rất có thể sẽ tìm đường sang Việt Nam, nhất là khi CNY đang giảm mạnh.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế Mỹ hiện vẫn khá tốt; kinh tế châu Âu cũng ổn định hơn so với thời kỳ trước cho dù tiến trình Brexit vẫn khó khăn; các nền kinh tế châu Á vẫn khá ổn định. Trung Quốc vẫn còn điều kiện để kiểm soát tình hình, đặc biệt dự trữ ngoại hối lớn.

Nhìn chung, mức độ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đối với kinh tế toàn cầu không quá lớn. Những tác động này chủ yếu mang tính ngắn hạn vì đây chỉ là sự xáo trộn và thay đổi dòng thương mại.

Tác động đối với Việt Nam

Dưới sức ép từ chiến tranh thương mại, dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sẽ tìm đến nơi khác, trong đó có Việt Nam. Bằng chứng là tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu với 5,08 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư.

Vấn đề đối với Việt Nam hiện nay là không nhất thiết phải tìm cách thu hút FDI bằng mọi giá, mà phải sàng lọc việc tiếp nhận FDI, đặc biệt là các dự án FDI của Trung Quốc nhằm tránh thành tiếp nhận công nghệ lạc hậu, cũng như làn sóng di cư lao động của Trung Quốc.

Về thương mại, Việt Nam có những thiệt hại dường như lớn hơn nhiều và trực diện hơn từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, trong khi việc hưởng lợi từ xuất khẩu sang Mỹ còn tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh với nhiều đối thủ khác.

Trong khi đó, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) được xem là một vũ khí mà Trung Quốc sử dụng đối phó với Mỹ. Hành động này sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Để đối phó với tình trạng nói trên, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần phải đặt mức gia trọng lớn hơn vào đồng CNY trong rổ tính tỷ giá của mình. Về phương diện này, tỷ giá VND đã được NHNN điều chỉnh khá linh hoạt, tăng gần 0,8% trong khoảng thời gian CNY giảm giá. Điều này đã giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hiệu ứng giảm giá CNY đối với xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ dư thừa công suất và hàng hóa. Những dư thừa đó rất có thể sẽ tìm đường sang Việt Nam. Đáng lo ngại hơn, sự dư thừa này lại được “hỗ trợ” từ sự mất giá của CNY lớn hơn nhiều so với VND, khiến dòng hàng hóa này tràn sang Việt Nam. Kết quả, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc sẽ trầm trọng hơn, và nền sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại