24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thùy Linh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đi những nước cờ đầy táo bạo trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay. Ở bên kia Thái Bình Dương, Tổng thống Donald Trump đang tung những đòn đánh mạnh mẽ bằng các chính sách thuế quan nghiêm ngặt với sản phẩm từ Trung Quốc và dồn tập đoàn Huawei vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Còn ở bờ bên này, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tuyên bố Mỹ sẽ nhận lại sự trả đũa xứng đáng, như lời bài hát đang lan tỏa mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân Trung Hoa: “Nếu kẻ thách thức xấc xược kia muốn một cuộc chiến, chúng ta sẽ cho chúng đại bại.”

Với những đòn đáp trả liên tục bằng thuế quan trong hơn một năm qua, hãy xem 2 đối thủ này đang ở trong tình thế ra sao:

Sự thâm hụt trong giao dịch thương mại được thu hẹp

Tỷ số: Mỹ 1 - 0 Trung Quốc

Đối với Trump, chỉ có một số liệu cho thấy Hoa Kỳ đang thắng hay thua trong cuộc cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc: cán cân thương mại song phương. Con số cho thấy Mỹ đang ở phía sau với một biên độ khá lớn, nhưng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã được thu hẹp một cách đáng kinh ngạc trong các tháng gần đây. Trong khi các nhà kinh tế đang tranh luận xem ai mới xứng đáng với sự tín nhiệm trong tình hình biến chuyển khó lường này, và liệu cán cân thương mại có phải là thước đo hữu ích hay không, thì Mỹ đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách thâm hụt với Trung Quốc ở mức thấp nhất trong ba năm vừa qua vào tháng 3/2019. Một điểm cho Trump!

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut1.png

Thâm hụt thương mại hàng tháng của Hoa Kỳ-Trung Quốc (biểu đồ)

Sự tăng giá của hàng hóa

Tỷ số: Mỹ 0 - 1 Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng chính sách thuế quan của Trump sẽ nâng giá trị hàng hóa, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ, nhưng cho đến nay, điều này không diễn ra như mong đợi. Những dấu hiệu của sự lạm phát từ cuộc chiến thương mại này đang nổi lên trong nền kinh tế lớn nhất thế giới. Gía các sản phẩm thuộc danh mục 7 mặt hàng bị đánh thuế đã tăng 1,6% vào tháng Tư vừa rồi. Đối với Trung Quốc, mức thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ không có có tác động trực tiếp nào tới số tiền mà người tiêu dùng Trung Quốc phải trả, vì phần nhiều trong số đó là các sản phẩm nguyên liệu đầu vào, không phải mặt hàng thành phẩm. 7 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ bị đánh thuế cao nhất gồm: đậu nành, vàng, chất thải đồng, chất thải giấy, khí tự nhiên hóa lỏng, bông và propan hóa lỏng. Vì người tiêu dùng Mỹ đang cảm thấy ngột ngạt hơn trong cuộc chiến về thuế này, Một điểm quan trọng dành cho Trung Quốc!

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut2.png

Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ

Sự tác động tới Chỉ số niềm tin tiêu dùng

Tỷ số: Mỹ 1 - 1 Trung Quốc

Trong khi Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng trở lại trong tháng Tư, nhờ chính sách thị trường lao động chật chẽ và mức lương cao hơn, thì tăng trưởng doanh số bán lẻ đã giảm lần thứ hai trong vòng 3 tháng. Câu chuyện xảy ra tương tự tại Trung Quốc, khi thị trường bán lẻ có mức tăng trưởng khá chậm chạp, làm suy yếu nền kinh tế. Một kết quả hòa ở vòng này.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut3.png

Doanh số bán lẻ hàng năm của Trung Quốc so với doanh số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm của Hoa Kỳ (biểu đồ)

Cuộc chiến tiền tệ

Tỷ số: Mỹ 1 - 1 Trung Quốc

Đồng nhân dân tệ đã suy yếu khoảng 7,5% so với đồng đô la Mỹ trong năm qua. Điều đó mang lại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc một bước đệm quan trọng chống lại thuế quan của Trump. Bài toán đặt ra cho Trung Quốc lúc này là có thể để cho đồng nhân dân tệ yếu tới mức nào trước khi nó phản tác dụng và gây áp lực ngược lại cho chính quỹ tiền tệ của đất nước. Một đồng nhân dân tệ yếu một chút có thể đem lại cả lợi và hại cho nền kinh tế Trung Hoa, vì vậy, lại một điểm số hòa.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut4.png

Gía 1 đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ (biểu đồ)

Phân kỳ Thị trưòng chứng khoán

Tỷ số: Mỹ 1 - 0 Trung Quốc

Thị trường chứng khoán ở cả hai nước sụt giảm vào năm ngoái ở mức cao nhất trong một thập kỉ, nhưng Trung Quốc chịu tổn thất nặng nề hơn. Sự sụt giảm 25% của chỉ số Shanghai Composite gấp 4 lần so với thiệt hại của chỉ số S&P 500 vào năm 2018. Gần đây, những biện pháp mạnh tay đã được tung ra ở cả hai quốc gia, nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ có hiệu quả bao nhiêu trong tình hình các cuộc đàm phán thương mại diễn ra không hồi kết. Hiện tại, chứng khoán Trung Quốc giảm gần 14% kể từ đầu năm 2018, giá cổ phiếu Mỹ tăng khoảng 6%. Trump ghi điểm!

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut5.png

Phần trăm thay đổi tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải so với S&P 500 (biểu đồ)

Tăng trưởng kinh tế chậm chạp

Tỷ số: Mỹ 1 - 0 Trung Quốc

Cả hai nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu trong thời gian gần đây nhưng Trung Quốc dường như đang chậm lại một cách rõ rệt hơn. Nước này đã báo cáo rằng sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và các khoản đầu tư trong tháng Tư đều thấp hơn mức dự kiến. Tại Mỹ, cùng với doanh số bán lẻ không mấy khả quan, năng suất của các nhà máy đã giảm lần thứ ba chỉ trong vòng 4 tháng. Nếu thuế quan lại tiếp tục tăng, Trung Quốc sẽ là nước có hỏa lực tài chính và tiền tệ mạnh hơn để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng so với Mỹ. Tuy nhiên, nợ doanh nghiệp cao lại đang làm Trung Quốc mất cân bằng trong việc lạm dụng các chính sách tài khóa. Trump không phải đối mặt với vấn đề nan giải này, chiến thắng phần nhiều hơn cho Mỹ.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut6.png

Tăng trưởng GDP hàng năm (biểu đồ)

Sự giảm sút của các nguồn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ

Tỷ số: Mỹ 0 - 1 Trung Quốc

Trong năm 2018, theo báo cáo mới nhất về hợp tác đầu tư Mỹ - Trung, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc chỉ giảm nhẹ, trọng khi đầu tư cảu Trung Quốc vào Mỹ lại giảm mạnh. Báo cáo này đã chỉ ra rằng, mức đầu tư trực tiếp vào Mỹ của các doanh nghiệp Trung Quốc giảm tới 80%, chỉ còn 5 tỷ đô la vào năm ngoái, kém xa so với con số 29 tỷ đô la trong năm 2017 và 46 tỷ đô la trong năm 2016. Trong khi đó, số vốn FDI của Mỹ vào Trung Quốc không chênh lệch nhiều, chỉ giảm từ 14 tỷ đô la vào năm 2017 xuống còn 13 tỷ đô la vào năm ngoái. Điểm số cuối cùng thuộc về Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ai đang dẫn trước?
thamhut7.png

Tổng số FDI của Mỹ và Trung Quốc (biểu đồ)

Khi các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ và hai siêu cường quốc tiếp tục cố gắng củng cố vị trí của họ, một con đường thật dài vẫn còn ở phía trước. Để đưa ra nhận định tại thời diểm này khá phức tạp: Mỹ đang chiếm ưu thế ở một số khía cạnh, còn Trung Quốc đang tận dụng tối đa lợi thế trong phạm vi có thể. Và hai bên đang phải trả một cái giá nhất định cho những bước đi mạo hiểm của mình.

“Về mặt tăng trưởng kinh tế, sẽ chẳng có kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại. Về mặt canh tranh chính trị, ai mất nhiều quyền lực hơn, người đó thua.” - Bloomberg.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả