24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Băng Tâm
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chiến tranh thương mại làm "nghẽn" dòng đầu tư quốc tế

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty, tập đoàn vốn được xem là một chỉ số của xu hướng toàn cầu hóa, đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại.Điều này phản ánh tâm lý lo ngại của giới đầu tư kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hướng tới chủ nghĩa bảo hộ

Số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực xanh mới (Green Field Investment - GFI) - một thuật ngữ chỉ các nhà máy, các trung tâm nghiên cứu và hệ thống văn phòng mà một công ty xây dựng khi bắt đầu bước chân vào một quốc gia mới - trong nửa đầu năm 2019 đã giảm xuống mức tương tự như trong nửa cuối năm 2009, khi nền kinh tế thế giới vẫn oằn mình trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

Trên thực tế, GFI là một trong những vấn đề trung tâm được các nhà lãnh đạo nhóm bảy quốc gia có nền công nghiệp phát triển (G7) tập trung bàn thảo trong cuộc họp vừa qua. Mặc dù vậy, giới quan sát không kỳ vọng nhiều vào một giải pháp cho tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.

Theo cơ sở dữ liệu thị trường FDI của Financial Times, số lượng dự án đầu tư vào GFI, đạt đỉnh 8.152 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018, sau đó giảm liên tiếp trong giai đoạn sáu tháng tiếp theo, xuống còn 6.243 trong nửa đầu của 2019.

Không chỉ không đầu tư vào GFI, mà số tiền mà các nhà đầu tư thoái vốn khỏi các dự án FDI cũng gia tăng. Theo báo cáo mới nhất về các khoản đầu tư trên thế giới vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố, số dư chưa thanh toán của FDI toàn cầu, bao gồm các khoản tiền huy động thông qua sáp nhập và mua lại, tổng cộng lên tới 30,9 nghìn tỷ USD trong năm 2018, giảm 4% so với năm trước. Đây là con số sụt giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số này giảm lần đầu tiên vào năm 2008.

Chiến tranh thương mại làm "nghẽn" dòng đầu tư quốc tế

Sự sụt giảm đầu tiên trong 10 năm phản ánh một tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang. Ví dụ, Delta Electronics, một nhà sản xuất thiết bị điện của Đài Loan, đang gia tăng tỷ trọng sản xuất trong nước và giảm tỷ lệ sản xuất tại Trung Quốc, hay một ví dụ khác đến từ Tập đoàn điện tử lớn nhất Hàn Quốc - Samsung Electronics đã đóng cửa một nhà máy điện thoại thông minh của mình ở Thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm 2019, số tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc, châu Á và châu Âu đã giảm 30% so với một năm trước đó, trong khi ở Nhật Bản con số này là hơn 20%. Mặc dù châu Phi vốn được xem là một trong những lựa chọn khôn ngoan của các nhà đầu tư do dân số trẻ, chi phí lao động thấp, thế nhưng các GFI trên lục địa này đã ghi được mức giảm gần 10%.

Chiến tranh thương mại làm "nghẽn" dòng đầu tư quốc tế

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm GFI được cho là căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề thuế quan cũng như quyền bá chủ công nghệ thế giới. Chính điều này đã tạo nên bầu không khí nặng nề, lo lắng bao trùm lên tâm trạng của các nhà đầu tư lớn.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc từ Mỹ trong nửa đầu năm 2019 đã giảm hơn 10% so với một năm trước đó. Đặc biệt, đầu tư trực tiếp cho mục đích "sản xuất", như xây dựng nhà máy để tận dụng lợi thế của địa phương lao động giá rẻ, đã giảm hơn 30%. Chính điều này đã phản ánh rõ ràng nhất tác động của thuế quan cao hơn do Mỹ áp đặt đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Số lượng đầu tư trực tiếp vào Mỹ từ Trung Quốc cũng đã đánh dấu sự sụt giảm mạnh, chỉ còn 30%. Đặc biệt, các khoản đầu tư cho mục đích thiết kế và R&D đã giảm do áp lực do Mỹ lo ngại về Trung Quốc cạnh tranh quyền bá chủ công nghệ thế giới.

Châu Á đóng vai trò cốt lõi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử - vấn đề được coi là trung tâm trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Nhưng số lượng các công ty thu gọn quy mô hoạt động của họ do những ảnh hưởng không lối thoát từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dường như ngày một gia tăng.

Số lượng GFI ở khu vực châu Á, bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm, chỉ còn 1.365 dự án trong nửa đầu năm 2019. Tốc độ đầu tư GFI suy giảm ở gần như mọi lĩnh vực. Ngay cả ở Việt Nam, nơi đang nổi lên là một điểm đến hoàn hảo đối với làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, thì số lượng các GFI cũng giảm 50%. Trong khi đó, Đài Loan chứng kiến sự sụt giảm 30%.

Thực tế cho thấy rằng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại mỗi lúc một leo thang, nhiều công ty không muốn xây dựng các nhà máy mới ở các nước như Việt Nam, Đài Loan hay bất kể một quốc gia nào mới. Thay vào đó, họ đang cố gắng vượt qua tình thế khó khăn bằng cách tiếp tục hợp tác với các nhà sản xuất mà họ đã ký hợp đồng trước đó, hoặc bằng cách nâng cao việc sử dụng công suất của các nhà máy hiện tại của họ.

Số hóa dường như là một yếu tố khác đằng sau sự sụt giảm của số lượng GFI Với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các ngân hàng dữ liệu trực tuyến với dung lượng không giới hạn đang ngày càng phát triển. Điều đó dẫn tới thực tế, ý nghĩa chiến lược của các công ty có cơ sở sản xuất quy mô lớn đã mất dần.

General Motors của Mỹ, năm 2018 tuyên bố sẽ đóng cửa ít nhất tám nhà máy trên khắp thế giới, bao gồm ở Mỹ, Canada và Hàn Quốc. Khi General Motor cắt giảm chi phí cố định, hãng đang tăng cường nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, một điều cần thiết trong thời đại sắp tới của dòng xe tự lái.

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 đã khởi đầu một làn sóng toàn cầu hóa, với con người, hàng hóa và tiền bạc tràn qua biên giới quốc gia. Ba thập kỷ, nghịch cảnh đã xảy ra. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm qua đang phải chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và dân túy.

Cơn đau đang trở nên trầm trọng hơn bởi một nền kinh tế toàn cầu không còn đòi hỏi các tập đoàn phải có sự hiện diện trên toàn thế giới. Và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế phát triển ra ngoài của các tập đoàn lớn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả