24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chính Đức
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chiến tranh năng lượng thế giới đang nổ ra

Theo trang mạng udn.com, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Saudi Arabia, cùng nước này thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", đồng thời lần lượt tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc gia lần đầu tiên với các nước Arab và các nước Vùng Vịnh. Động thái này đã thu hút sự chú ý của các giới bên ngoài.

Có người cho rằng đây là một cuộc đọ sức khác giữa Trung Quốc với Mỹ, chia rẽ Mỹ-Saudi Arabia và Mỹ với các nước thuộc thế giới Arab. Trong khi đó, có thông tin cho rằng Tổng thống Joe Biden sắp tổ chức hội nghị thượng định tương tự với một số quốc gia châu Phi để trả đũa Trung Quốc.

Trên thực tế, nếu nghiên cứu Tuyên bố chung đưa ra sau khi Trung Quốc và Saudi Arabia ký "Thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" sẽ phát hiện rằng, hai bên nhấn mạnh "quan hệ đối tác chiến lược quan trọng" về hợp tác năng lượng và hợp tác thương mại dầu mỏ. Trung Quốc hoan nghênh vai trò của Saudi Arabia trong việc hỗ trợ sự cân bằng và ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu, đồng thời hoan nghênh Saudi Arabia là "nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu đáng tin cậy" của Trung Quốc. Đương nhiên, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa Trung Quốc và Saudi Arabia không chỉ giới hạn ở thương mại dầu mỏ, mà sẽ "tăng cường hợp tác" trên phương diện nghiên cứu phát triển công nghệ sản phẩm hóa dầu và khai thác năng lượng mới.

Xét từ góc độ năng lượng, hợp tác giữa Trung Quốc và Saudi Arabia cũng như các nước Arab vùng Vịnh khác trên thực tế đã làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến năng lượng thế giới. Xét từ góc độ sở hữu và có được nguồn năng lượng, trong tương lai nước nào có quyền phát ngôn về thương mại năng lượng trong cộng đồng quốc tế mới là siêu cường thế giới thực sự. Do đó, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và các nước sản xuất dầu mỏ Arab đồng nghĩa với cuộc chiến năng lượng thế giới đã bùng nổ và đang nóng lên.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, năng lượng đã trở thành công cụ chiến tranh. Đối với châu Âu, mặc dù nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga năm nay bị gián đoạn, sau đó tuyến đường ống vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại, dường như đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong nửa đầu năm nay, khối lượng khí đốt tự nhiên mà Nga cung ứng cho châu Âu tương đương với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù có thiếu hụt trong nửa cuối năm, nhưng nguồn cung khí đốt từ Mỹ, Phần Lan, Ai Cập và Algeria vẫn giúp châu Âu đủ để ứng phó với mùa Đông khắc nghiệt của năm nay. Dù vậy, mùa Đông năm 2023 có thể sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, đó mới chính là thời điểm khủng hoảng năng lượng của các quốc gia châu Âu.

Điều này là do Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga, vì vậy giới truyền thông Mỹ và châu Âu phổ biến cho rằng, cuộc chiến năng lượng sẽ khiến cho Nga mất đi địa vị dẫn đầu của nước cung ứng năng lượng vốn có. Châu Âu sẽ không còn phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Tuy nhiên, nước nào sẽ thay thế địa vị thống trị của Nga trong việc cung cấp năng lượng cho các nước châu Âu?

Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Mỹ hạn chế các nước châu Âu mua dầu mỏ của Nga, và nước hưởng lợi nhiều nhất chính là Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này có thể mua dầu mỏ từ Nga với giá thấp hơn để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Hiện nay Trung Quốc lại hợp tác với các cường quốc sản xuất dầu mỏ Arab, nhấn mạnh thương mại năng lượng, nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Truyền thông nước ngoài lưu ý đến việc Trung Quốc đề xuất dùng đồng nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán trong thương mại dầu mỏ với các nước Arab, nhưng đến nay vẫn chưa có nước nào hồi đáp. Tuy nhiên, nếu chiến tranh tài chính thế giới do cuộc chiến năng lượng gây ra, thì địa vị thống trị thế giới của đồng USD sẽ không ngừng bị đồng nhân dân tệ thách thức.

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Saudi Arabia. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 lên đến 87,3 tỷ USD. Các sản phẩm chủ yếu Trung Quốc xuất khẩu sang Saudi Arabia là hàng dệt may, sản phẩm điện tử và máy móc. Ngược lại, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu dầu mỏ và nhựa nguyên sinh từ Saudi Arabia. Năm 2000, xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia sang Trung Quốc chỉ 1,5 tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đã vượt qua 25 tỷ USD. Năm 2022, công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu trị giá 10 tỷ USD ở Trung Quốc, là dự án đầu tư lớn nhất của Saudi Arabia ở Trung Quốc. Xét từ xu hướng phát triển này, chiến tranh năng lượng dường như là một lộ trình khác để Trung Quốc phát triển thống trị thế giới.

Cạnh tranh quyền thống trị giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là sự chạy đua về đầu đạn hạt nhân, tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu sân bay, mà còn mở rộng đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, lương thực và năng lượng. Do đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và các nước Arab không thể chỉ đơn thuần coi là sự phát triển tự nhiên của sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), mà cần phải đặc biệt quan sát dưới góc độ chiến tranh năng lượng và quyền thống trị năng lượng./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
71.18 +1.08 (+1.54%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả