menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Hường

Chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung: Thế giới chia đôi

Cuộc chiến tranh lạnh trên lĩnh vực công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang lan rộng tới mức báo động, buộc các nhà lãnh đạo trên thế giới phải đi tới những quyết định khó khăn.

Một bức màn sắt nặng nề đã được dựng nên chia rẽ hai cường quốc khi Tổng thống Donald Trump đi nước cờ táo bạo - cô lập Công ty công nghệ Huawei. Chỉ trong vòng 1 tuần với những biến động chóng vánh, nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã rơi vào thế “mắc kẹt” do sự đối nghịch Mỹ - Trung.

Công ty Alphabet của Google cho biết họ có thể sẽ ngừng hợp tác một số mảng kinh doanh với Huawei, bao gồm cả việc hạn chế công ty điện tử Trung Quốc truy cập vào hệ điều hàng di động Android. Từ sự kiện này, lần lượt các tập đoàn viễn thông từ Đài Loan, Nhật Bản hay Anh đã ngừng giao dịch mọi đơn đặt hàng với Huawei. Microsoft đã loại các sản phẩm của Huawei khỏi danh mục Azure Stack, trong khi ARM - tập đoaàn hàng đầu thế giới về công nghệ chip điện thoại - cho biết họ sẽ tuân thủ lệnh ngừng cung cấp một số sản phẩm trí tuệ tối quan trọng được dùng trong công nghệ bán dẫn. Có thể tóm gọn, khó có con đường nào cho Huawei có thể tiếp tục phát triển sản phẩm công nghệ của mình một cách hợp pháp và hiệu quả trong bối cảnh bị chặn đủ đương như hiện nay.

Xét trên bối cảnh Thị trường Toàn cầu

Dù Trung Quốc là điểm đến lớn thứ ba cho các sản phẩm máy tính và điện tử của Hoa Kỳ, nhưng con số này chỉ chiếm chưa đến 10% tổng khối lượng sản phẩm.

Chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung: Thế giới chia đôi
trungmy1.png

Nguồn: Cục quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Còn một sự chia rẽ đang điễn ra chậm hơn, nhưng sâu sắc hơn giữa các nước trong tình hình biến động này. Dùng công nghệ để triệt tiêu lẫn nhau không chỉ đơn giản là cắt đứt chuỗi cung ứng giữa các lục địa, nó còn thể hiện rằng mọi quyết định kinh doanh hay đầu tư của các “ông lớn công nghệ” giờ đây đều mang tầm vóc chính trị.

Công nghệ Hoa Kỳ sẽ vẫn dẫn đầu thế giới, trong một thời gian dài phía trước. Trong khi đó, Trung Quốc đang cho thấy sự sẵn sàng tham gia, giúp đỡ các nước đang phát triển theo cách mà Mỹ đã từng làm. Việc xây dựng hay trợ cấp các mạng truyền thông cố định sẽ vẫn được thực hiện bởi tập đoàn Huawei và ZTE, với nguồn tiền được rót từ Bắc Kinh.

Sự cạnh tranh sức ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ dừng lại ở mạng lưới công nghệ. Nhiều quốc gia đang phát triển muốn có những tuyến đường sắt tốc độ cao, các cảng sân bay tân tiến và các phương tiện tiết kiệm năng lượng. Những mong muốn này đều có thể được cung cấp bởi Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, châu Âu hay Canada. Song, ngoài khả năng cung ứng các giải pháp công nghệ hiện đại, Trung Quốc còn đưa ra chính sách sẵn sàng cung cấp cho các nước đang phát triển này những khoản vay khổng lồ đầy hấp dẫn.

Tuy nhiên, nếu một quốc gia đồng ý sử dụng hệ thống mạng hay nhận tài trợ cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc, sẽ có khả năng lớn quốc gia đó ngay lập tức sẽ bị Mỹ cấm vận đủ đường với lí do “đảm bảo an ninh cho Hoa Kỳ”.

Philippines và Việt Nam là hai ví dụ điển hình cho sự mâu thuẫn này.

Mức độ trung thành

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines, nhưng tầm quan trọng của Trung Quốc đang tăng lên

Chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung: Thế giới chia đôi
trungmy2.png

Nguồn: Cơ quan thống kê Philippines

Philippines có mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, dưới thời Tổng thống Rodigo Duterte, hai quốc gia Trung Quốc và Philippines đã kí kết hàng tá thỏa thuận hợp tác trong đó đáng chú ý là thỏa thuận cho China Telecom xây dựng mạng lưới điện thoại di động trên toàn lãnh thổ Philippines. Thái độ đối với Trung Quốc tại thời điểm nhạy cảm này đã được Bộ trưởng Ngoại giao ông Teodoro Locsin tóm tắt như sau: “Lời đề nghị của đối tác chiến lược Trung Quốc hấp dẫn hơn một chút so với những đề nghị không rõ ràng tới từ phía Hoa Kỳ”.

Việt Nam, ngược lại, dương như là một đồng minh tự nhiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, những hành động gây hấn của Trung Quốc trong các năm gần đây đã làm giảm đáng kể tinh thần hòa hợp giữa hai dân tộc, trong khi đó quan hệ Mỹ - Việt đang trong giai đoạn phát triển khả quan. 40 năm sau chiến tranh, giờ đây 2 quốc gia đang có những hợp tác chiến lược về quân sự nhằm giảm bớt sức mạnh khủng khiếp của Trung Quốc phía bên này Thái Bình Dương. Điều này có thể dẫn tới việc Hà Nội sẽ né tránh các lời đề nghị từ Bắc Kinh nếu nó đồng nghĩa với việc đánh mất sự ủng hộ từ Washington. Nhưng lựa chọn thật không dễ dàng, vì những ưu đãi từ “người láng giềng” Trung Quốc có sức ảnh hưởng cực kì to lớn với nền kinh tế, chính trị của Việt Nam.

Những quyết định mà Việt Nam hay Philippines đang phải đau đầu cân nhắc cũng là điều mà các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đang phải đối mặt. Họ sẽ không được phép vội vàng. Quyết định sẽ được đưa ra sau hàng loạt các cuộc họp chính phủ, quốc hội, sau khi cân nhắc phản ứng từ đại sứ quán các bên, xem xét mặt lợi và hại của các hiệp định đã, đang và sẽ kí với 2 cường quốc chi phối thế giới. Thực sự, liên minh với Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, chẳng phải là một lựa chọn dễ dàng!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại