menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thùy Linh

Chiến thuật “mẹ-con” của smartphone Trung Quốc

Smartphone Trung Quốc mở thêm mặt trận dành cho các thương hiệu con.

Dù sức tăng trưởng của thị trường đã có dấu hiệu chững lại nhưng các hãng smartphone Trung Quốc vẫn liên tiếp tung ra các thương hiệu con ở Việt Nam. Mọi chuyện dường như không dừng ở việc giành thị phần của các hãng điện thoại Trung Quốc.

Nhiều thương hiệu con ra đời

Sau 5 tháng hoạt động ở Việt Nam, Realme mới đây đã công bố doanh số bán hàng đạt 116.000 sản phẩm và là đối tác của hầu hết các chuỗi điện thoại phổ biến ở Việt Nam. Dĩ nhiên con số này không làm thỏa mãn hãng điện thoại mới mẻ này. Công ty cho biết sẽ tăng số lượng cửa hàng từ 3.000 cửa hàng lên 7.000 cửa hàng đến hết năm nay. “Đội ngũ nhân viên kinh doanh và bán hàng cũng tăng tương ứng theo, dự kiến đạt hơn 2.500 người đến cuối năm”, ông Nguyễn Minh Thuận, Giám đốc Điều hành Realme, cho biết.

Realme là một tân binh nhưng thương hiệu mẹ OPPO thì không vì hãng này đã có 7 năm gia nhập và phát triển thị phần ở Việt Nam. Không chỉ OPPO, các hãng điện thoại Trung Quốc phổ biến khác đều ra mắt các thương hiệu con ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Có thể kể đến Honor của Huawei hay Pocophone của Xiaomi.

Dù thuộc các công ty khác nhau nhưng thương hiệu điện thoại con đều có chung 2 đặc điểm là mức giá tầm trung (từ 7,5 triệu đồng trở xuống) và phục vụ các phân khúc khách hàng riêng biệt (như Realme tập trung vào cấu hình cao giá cạnh tranh, các thương hiệu như Pocophone, Honor Play hướng đến phục vụ nhu cầu chơi game trên điện thoại).

Chiến thuật “mẹ-con” của smartphone Trung Quốc

Chưa dừng lại ở đó, một số chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại bắt đầu công bố thông tin về mẫu điện thoại chơi game mang tên Shark Phone của Xiaomi. Gần đây nhất, OPPO cũng công bố sẽ đưa dòng điện thoại Reno về Việt Nam vào đầu tháng 6. Đây là thương hiệu điện thoại ở phân khúc cao cấp và là mẫu điện thoại đầu tiên của Oppo tích hợp công nghệ 5G đạt chứng nhận CE.

Các thương hiệu con trong thời gian qua dù có rất nhiều chương trình kích cầu nhưng sức mua dường như chưa chuyển biến. Kết thúc quý I/2019, những cái tên như Honor, Pocophone hay Realme chiếm thị phần khá khiêm tốn, khoảng 2%. “Sức mua năm 2018 kém hơn năm trước, đặc biệt là sức mua kém hẳn từ 6 tháng cuối năm 2018”, đại diện IDC nói.

Kế hoạch soán ngôi

Không chỉ ở Việt Nam, kết thúc năm 2018, cả IDC và một đơn vị phân tích thị trường khác là Counterpoint đều cho thấy mức tiêu thụ smartphone đã giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái do chu kỳ nâng cấp máy của người tiêu dùng đang ngày càng dài hơn. Tuy nhiên, giới phân tích dự đoán nhóm thương hiệu con sẽ tiếp tục tiến lên để giành thị phần trong thời gian tới và xu hướng này không chỉ riêng thị trường Việt Nam. Chắc chắn là không phải để cạnh tranh với các doanh nghiệp điện thoại địa phương, vì nhóm này đã bị lấn át từ rất lâu, mà mục đích chính là bảo vệ thương hiệu mẹ.

Lấy trường hợp của Xiaomi chẳng hạn, thương hiệu này liên tục tấn công vào thị trường trung và cao cấp, nhất là ở Trung Quốc nhưng các lần thử nghiệm đều không thành công, phần lớn các lô hàng của Xiaomi vẫn tập trung ở phân khúc giá dưới 200USD.


Thực tế, theo IDC, kết thúc năm 2018, dù thị trường bắt đầu ảnh hưởng đến Samsung hay Apple thì các hãng điện thoại Trung Quốc lại tăng trưởng đến 2 con số như Huawei và Xiaomi chẳng hạn (trên 30%). Đặc biệt là Huawei đã đạt thị phần toàn cầu xấp xỉ với Apple (14,7% so với 14,9%) và rút ngắn khoảng cách với Samsung (20%).Để người tiêu dùng chi tiền mua các dòng điện thoại cao cấp, ngoài tính năng, chất lượng sản phẩm mà còn là thương hiệu. Đây là điều mà không chỉ Xiaomi, nhiều hãng điện thoại Trung Quốc khác còn thiếu. “Thật khó để trở thành một thương hiệu cao cấp khi thương hiệu đó cũng đang tham gia phân khúc thấp cùng một lúc”, đại diện IDC Indochina nhận định. Một thương hiệu con, với mức giá thấp hơn, sẽ giúp giữ vững thương hiệu mẹ và đảm bảo doanh số. Chưa hết, trong khi các thương hiệu dẫn đầu như Apple hay Samsung không thể giảm giá điện thoại trong thời gian ngắn, thì nhóm thương hiệu con sẽ làm nhiệm vụ lấp vào chỗ trống thị trường.

Bảng xếp hạng này sẽ có sự thay đổi lớn khi mạng 5G đi vào phổ biến trong thời gian tới. Các hãng điện thoại Trung Quốc với thương hiệu mẹ và con được dự báo sẽ dùng số lượng để cạnh tranh về thứ hạng với Apple và Samsung.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại