Chiến sự Nga - Ukraine ngày 14/9
Dưới đây là những diễn biến chính trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine trong ngay 14/9.
Quan chức Ukraine cũng khẳng định những nhiệm vụ trên "có thể đạt được" song cho biết "các vũ khí cần được cung cấp" để Ukraine thực hiện điều đó. Tuyên bố của cố vấn Tổng thống Ukraine được đưa ra sau khi Kiev tiến hành phản công vào tuần trước và Nga rút quân khỏi Izyum cũng như một số khu vực khác ở Kharkov.
Kiev đề xuất, các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Australia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động như những bên đảm bảo an ninh cho Ukraine. Hướng tiếp cận "đa cấp độ" sẽ đồng nghĩa với việc một nhóm "nòng cốt" đưa ra các cam kết để hỗ trợ quân đội Ukraine, trong khi một nhóm bao quát hơn sẽ cung cấp các đảm bảo phi quân sự, dựa trên việc thực hiện các lệnh trừng phạt.
Ông Medvedev cho biết đề xuất này về cơ bản tương tự như việc mở rộng sự bảo vệ quân sự của NATO cho Ukraine. Ông cảnh báo nếu các thành viên NATO không dừng việc cung cấp vũ khí cho Kiev, cuộc xung đột có thể phát triển sang một cấp độ khác, trở nên khó đoán định hơn và bắt đầu liên quan đến nhiều quốc gia hơn.
"Mục đích của cuộc chiến tranh lai này đã được tuyên bố công khai", ông Lavrov cho hay (hybrid warfare - được mệnh danh là chiến tranh thế hệ 5 - là một chiến lược quân sự sử dụng chiến tranh chính trị đồng thời với chiến tranh thông thường, chiến tranh bất thường và chiến tranh mạng - ND). Theo Ngoại trưởng Nga, mục tiêu của phương Tây là "phá hủy nền kinh tế, đẩy chúng tôi ra sân sau của chính trị thế giới. Gần đây họ đang công khai kêu gọi sử dụng các biện pháp trừng phạt để làm suy yếu sự ổn định ở Nga".
Ông Lavrov nhấn mạnh, ưu tiên của Bộ Ngoại giao Nga hiện nay là thúc đẩy mối quan hệ bền vững với "tất cả các đối tác nước ngoài quan tâm" dựa trên sự tôn trọng và hợp tác với nhau.
“Mô tả tình hình hiện tại trong lĩnh vực năng lượng của châu Âu, ông Putin nhấn mạnh rằng Nga đã và vẫn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, và sự gián đoạn trong hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1 là do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga gây cản trở việc bảo trì đường ống”, tuyên bố của Điện Kremlin cho biết.
Tổng thống Putin nói rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng năng lượng của châu Âu đều đáng chỉ trích, do các quốc gia liên quan đã đóng cửa nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraine và Ban Lan, và từ chối cho phép vận hành đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Financial Times đưa tin, một số nước phương Tây đã trở nên hăng hái hơn sau chiến dịch phản công của Ukraine ở Kharkiv hồi tuần trước. Họ cũng đang thảo luận về "những nhu cầu dài hạn của Ukraine", một nguồn tin giấu tên từ Mỹ cho hay. Một số quan chức phương Tây tin rằng đã đến lúc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine "về trung và dài hạn".
Ông Peskov cho rằng tài liệu này đã cho thấy mối đe dọa mà NATO gây ra cho Nga. Quan chức Nga cũng nhận định, một loạt hiệp định đề xuất giữa Ukraine với Mỹ và đồng minh chính là một giải pháp thay thế tạm thời trước khi Ukraine chính thức gia nhập NATO. Nga coi việc Ukraine gia nhập NATO là điều không thể chấp nhận được bởi một động thái như vậy sẽ là mối đe dọa với an ninh quốc gia của Moscow./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận