24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thu Cúc
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chiến lược Zero-COVID của Trung Quốc có thể khiến các công ty mắc nợ nhiều hơn

Phương pháp tiếp cận 0-Covid của Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm tình hình nợ của các công ty nước này. Một số công ty của Trung Quốc đã lâm vào cảnh túng quẫn, công ty xếp hạng S&P Global Ratings cho biết.

S&P Global Ratings đã cảnh báo trong một báo cáo vào tuần trước rằng sự trỗi dậy trên toàn cầu của Zero-COVID, phương pháp tiếp cận chống dịch COVID không khoan nhượng của Trung Quốc có thể gây căng thẳng hơn nữa cho các công ty nếu dịch bệnh bùng phát tiếp tục dẫn đến hạn chế và gián đoạn di chuyển trên diện rộng.

“Sự hồi sinh mới nhất của COVID-19 ở Trung Quốc diễn ra vào thời điểm rủi ro đang gia tăng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc,” các nhà phân tích tại S&P Global Ratings viết.

“Đòn bẩy cao hơn, dòng tiền yếu hơn, thanh khoản thắt chặt hơn và các điều kiện tài chính biến động đang khó khăn. Và tất cả những điều này đang xảy ra trong bối cảnh COVID tái bùng phát ở Trung Quốc", các nhà phân tích của S&P Rating nhận xét.

Các trường hợp mắc COVID-19 trên khắp Trung Quốc tăng cao trong tháng 7 và tháng 8, theo Our World in Data, với một mức độ chưa từng thấy kể từ tháng Giêng năm nay (trung bình 110 ca/7 ngày so với mức 120 ca trong tháng 1). Các ca dương tính với COVID-119 trước đó đã được kiểm soát và giảm xuống mức thấp nhất là 7 ca đối với mức trung bình 7 ngày trong tháng Ba.

Trong khi số ca lây nhiễm vẫn còn thấp so với các nền kinh tế lớn khác, Trung Quốc luôn chứng tỏ chính sách không khoan nhượng đối với các biểu hiện xấu của đại dịch.

Vào tháng 8, nước này đã đóng cửa một nhà ga quan trọng tại cảng biển Ningbo-Zhoushan - cảng biển lớn thứ ba trên thế giới - sau khi một công nhân bị nhiễm virus Covid-19. Đầu tháng 6, các vụ lây nhiễm COVID đã gây ra sự gián đoạn tại các trung tâm vận chuyển ở miền Nam Trung Quốc, bao gồm các cảng biển quan trọng ở Thâm Quyến và Quảng Châu. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đình chỉ hoạt động tại các cảng biển vì các nguyên nhân liên quan tới COVID.

Nợ nần chồng chất tại các công ty lớn nhất Trung Quốc

Để đối phó với sự phục hồi mới nhất trong các trường hợp diễn tiến xấu đi của bệnh dịch, chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, trong đó có việc gia tăng kiểm soát xuất nhập cảnh ở Bắc Kinh và các hạn chế khác.

S&P Global Ratings cho biết mặc dù các biện pháp này có hiệu quả trong việc giảm thiểu các vụ việc, nhưng nó cũng cho thấy rằng dù chỉ một phản ứng có chủ đích cũng đã dẫn đến sự gián đoạn trên khắp các khu vực rộng lớn của đất nước.

Báo cáo của S&P cho biết: "Sự bắt buộc phải quản lý các đợt bùng phát bệnh dịch và chiến lược zero-COVID đang tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp trong nước, vốn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn trong bối cảnh ​​xu hướng tín dụng suy yếu”.

Chiến lược Zero-COVID của Trung Quốc có thể khiến các công ty mắc nợ nhiều hơn
Người biểu tình giơ điện thoại trước trụ sở của Evergande ở Thâm Quyến. Ảnh Reuters

Các diễn biến xung quanh nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc Evergrande đã được theo dõi chặt chẽ. Công ty này liên tục bị hạ cấp bởi các cơ quan xếp hạng trong những tháng gần đây do các vấn đề thanh khoản khiến rủi ro vỡ nợ của công ty tăng cao. Tuần trước, Evergrande đã cảnh báo rằng công ty có thể vỡ nợ.

Nhà quản lý nợ xấu lớn nhất của Trung Quốc, Huarong, đã phải vật lộn với các phi vụ đầu tư khó khăn và thất bại, và sau khi không thể đưa ra báo cáo thu nhập đúng hạn vào đầu năm nay, công ty đã tạo ra một xu hướng xấu trên thị trường chứng khoán với việc trái phiếu của họ 'lao dốc không phanh'.

S&P Global Ratings cho biết xếp hạng cho các công ty trong tương lai có thể bị đẩy "sâu hơn vào mức tiêu cực" nếu dịch bệnh bùng phát tiếp tục gây ảnh hưởng đến Trung Quốc.

S&P Global Ratings đã xác định các ngành lớn có nguy cơ bị giảm, với các điều kiện xếp hạng tiêu cực đang hiển hiện phía trước, bao gồm ô tô, bất động sản, truyền thông và giải trí, và các công ty tài chính thuộc sở hữu của chính quyền địa phương ở Trung Quốc, vốn được thành lập để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả