Chiến lược tài chính - Chi phí vốn bình quân (WACC) - Các khoản nợ chịu lãi (Interest Bearing Debts)
Chi phí vốn bình quân (WACC) là một yếu tố quan trọng cần lưu tâm khi phân tích chiến lược tài chính. Đây là chuỗi bài viết về Chi phí vốn Bình quân chia sẻ từng thành tố cấu tạo nên công thức tính WACC. Đầu tiên là D – Interest Bearing Debts hay còn gọi là những khoản nợ chịu lãi.
Có 5 hình thức nợ chịu lãi phổ biến trong doanh nghiệp:
1/ Vay Ngân hàng Thương mại (NHTM):
Lãi suất = LSTGBQ 12 tháng + Biên độ (Spread)
- Ngân hàng là nơi kinh doanh tiền, tiếp nhận tiền gửi tiết kiệm để cho vay và hưởng lợi nhuận từ chênh lệnh lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Lãi suất NHTM cho vay sẽ bằng lãi suất tiền gửi bình quân 12 tháng cộng với biên độ (Spread). Biên độ này dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (Rating). Nếu xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp tốt, biên độ này sẽ giảm.
2/ Phát hành Trái phiếu – Bond:
- Trái phiếu được biết đến là hình thức mượn nợ của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư. Trái phiếu có 2 loại: Trái phiếu chuyển đổi và không chuyển đổi.
- Trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) là trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường phổ thông của DN phát hành tại một thời điểm được xác định trong tương lai. TPCĐ có lãi suất cố định và tương đối thấp hơn so với các loại trái phiếu khác, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn khi chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Có thể xem trái phiếu chuyển đổi là một dạng lồng ghép giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do DN phát hành.
- Trái phiếu không chuyển đổi (TPKCĐ) là một loại trái phiếu được phát hành với tính chất không thay đổi, nhà đầu tư sẽ nhận lãi suất theo đúng cam kết trên TP, nhà đầu tư mua TPKCĐ sẽ không được chuyển thành cổ phiếu phổ thông.
- Khi doanh nghiệp vay vốn bằng hình thức phát hành TP, sẽ xảy ra 3 trường hợp:
+ Phát hành TP ngang giá: là phát hành TP đúng với mệnh giá của TP. Trường hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa.
+ Phát hành TP có chiết khấu: là phát hành TP giá thấp hơn mệnh giá TP. Phần chiết khấu là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá TP. Trường hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường cao hơn lãi suất danh nghĩa.
+ Phát hành TP có phụ trội: là phát hành TP giá cao hơn mệnh giá TP. Phần phụ trội là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá TP. Trường hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất danh nghĩa.
- Lưu ý: Phát hành theo hình thức nào tùy thuộc lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành và được các nhà đầu tư chấp nhận mua.
- Nguyên tắc: Lãi suất thị trường tăng = Mệnh giá TP giảm và ngược lại.
- Ví dụ: Nội dung trái phiếu: Mệnh giá 2 tỷ; kỳ hạn: 10% trong 3 năm.
+ LS thị trường 11% = Phát hành theo hình thức chiết khấu.
+ LS thị trường 8% = Phát hành theo hình thức phụ trội.
3/ Thuê tài chính:
- Thuê tài chính là hình thức doanh nghiệp mở tín dụng trung và dài hạn thông qua việc thuê tài sản được ràng buộc bởi hợp đồng giữa doanh nghiệp và công ty cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính sử dụng vốn của mình để mua tài sản mà doanh nghiệp yêu cầu và cho doanh nghiệp thuê lại. Doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê theo quy định tại hợp đồng.
Tóm lại, hoạt động sử dụng đòn bẩy để có nguồn lực tài chính phục vụ cho công việc kinh doanh là điều thiết yếu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho các kế hoạch và chiến lược của công ty. 3 hình thức đầu tiên của các khoản nợ trả lãi là: Vay NHTM, Phát hành Trái phiếu và thuê Tài chính.
#NPL #FIF #FIFHoldings #ChungKhoan #DauTu #TaiChinhCaNhan #MotChutTaiChinh
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận