menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Nhật Tiến Pro

Chiến lược quản lý tài sản trong tháng 8

Nỗi sợ về làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 hiện là biến số chính tác động đến sự luân chuyển dòng tiền giữa các phân lớp tài sản trong giai đoạn gần đây. Đặt biệt sau khi Đà Nẵng công bố có thêm những ca nhiễm Covid-19 mới và thành phố đã phải áp dụng lệnh giãn cách từ 28/07/2020.

Bên cạnh đó là làn sóng nhập cư trái phép của người Trung Quốc vào Việt Nam cũng đang làm cho rủi ro bùng phát dịch ở Việt Nam trở nên ngày một lớn hơn. Tuy nhiên với kinh nghiệm quản lý và kiểm soát dịch đã được kiểm chứng trong làn sóng thứ nhất, chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam sẽ sớm giải quyết vấn đề này trong tháng 8.

Xu hướng vận động trái chiều của giá vàng và quá trình đi ngang kéo dài cũng như giảm sốc gần đây của các loại tài sản nhạy cảm như cổ phiếu là bằng chứng rõ nét nhất của sự luân chuyển dòng vốn đầu tư nói trên, khi nhà đầu tư đang tìm đến những kênh an toàn hơn. Chúng tôi cho rằng đây chỉ là biến số tác động tới tâm lý ngắn hạn, và nhà đầu tư Việt Nam sẽ sớm làm quen với trạng thái “bình thường mới” trong 1 tháng tiếp theo.

CHÚNG TA CẦN NHÌN VÀO BỨC TRANH LỚN HƠN

Vẫn duy trì quan điểm có đề cập trong báo cáo quản lý tài sản tháng 7 (có link ở cuối bài), chúng tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã tạo đáy từ tháng 4 và các biến số như Tổng Cầu và Năng Lực Sản Suất của nền kinh tế vẫn tiếp tục phục hồi trong tháng 7. Cụ thể Doanh Thu Bán Lẻ và Dịch Vụ cũng như Hoạt Động Mua Sắm đã phục hồi về trạng thái trước dịch. Thêm vào đó chỉ số PMI đã có tháng đầu tiền (tháng 6) vượt mốc 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang phục hồi rõ ràng hơn. Đây cũng là minh chứng cho thấy các chính sách kích cầu và thúc đẩy đầu tư công của chính phủ đang có tác dụng tích cực.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8
Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8
Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

Như vậy, xét về tính chu kỳ, nền kinh tế Việt Nam đã đi qua quá trình suy thoái và bước vào giai đoạn phục hồi. Quá trình phục hồi có thể kéo dài cho tới đầu năm sau bởi các biến số ngoại lực như hoạt động xuất nhập khẩu vẫn cần thời gian để quay trở lại đà tăng trưởng sau khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật và Trung Quốc giải quyết một số vấn đề nội tại như:

(1) Dịch bệnh toàn cầu nói chung vẫn chưa thể kỳ vọng kiểm soát được sớm bởi vaccine hiệu quả nhất vẫn chưa được thương mại hóa rộng rãi.

(2) Tình hình thiên tai ở Trung Quốc vẫn chưa được kiểm soát triệt để.

(3) Chiến tranh thương mại đang trở nên căng thẳng hơn bởi sự kiện đóng cửa lãnh sự quán giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như các vấn đề ở Biển Đông đã mang các quốc gia phát triển về cùng một phe đối đầu với Trung Quốc.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8
Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8
Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

KHỞI ĐẦU CỦA THỜI ĐẠI “TIỀN RẺ”

Năng lực hấp thụ vốn khiêm tốn giai đoạn hiện tại của nền kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa tiền ở các ngân hàng lớn. Đây cũng là lý do mà các ngân hàng đầu ngành và sau đó là các ngân hàng nhỏ bắt đầu siết dần lãi suất huy động trong tháng 7 để hạn chế dòng tiền gửi vào ngân hàng. Lạm phát tiếp tục phục hồi trong tháng 6 vượt trên mốc 3% do tình hình dịch tả lợn chưa được kiểm soát là yếu tố quan trọng tiếp theo làm cho việc gửi tiết kiệm hầu như không tạo ra nhiều giá trị ngoài việc “giữ tiền”.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8
Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

Dĩ nhiên việc chính phủ chủ động hỗ trợ vốn cho nền kinh tế thông qua các khoản vay lãi suất thấp cũng như thúc đẩy vốn đầu tư công lại là yếu tố khác làm cho lãi suất tiếp tục suy giảm. Đây có thể được xem là khởi đầu của thời đại “tiền rẻ”.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

THỜI CƠ TÍCH LŨY TÀI SẢN TĂNG TRƯỞNG

Lãi suất thấp là một trong những yếu tố “rút” tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng và lan tỏa ra những kênh đầu tư khác. Riêng đối với phân lớp tài sản cổ phiếu, đây sẽ là kênh hưởng lợi trực tiếp về mặt trung dài hạn từ dòng tiền này. Thêm vào đó, mặt bằng định giá tương đối PE của toàn thị trường hiện đang quanh 14 lần, đây cũng là mặt bằng định giá tương đồng với giai đoạn phục hồi từ 2014 – 2015. Có thể nói rằng đây là mặt bằng định giá tương đối rẻ so với giai đoạn tăng trưởng từ 16 – 20 lần từ 2016 đến đầu 2018.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

Trong giai đoạn phục hồi, chúng tôi quan sát thấy sẽ có những ngành hưởng lợi nhiều nhất mà nhà đầu tư có thể cân nhắc tìm kiếm cơ hội:

(1) Nhóm tài chính - BĐS: Có thể tìm hiểu VPB, NLG.

(2) Nhóm tiêu dùng không thiết yếu: Có thể tìm hiểu PNJ, MWG.

(3) Nhóm công nghệ: Có thể tìm hiểu FPT.

(4) Nhóm sản xuất công nghiệp nặng: Có thể tìm hiểu HPG.

Nhà đầu tư nên xây dựng 1 danh mục cân đối từ 3 – 5 cổ phiếu để hạn chế rủi ro phi hệ thống của riêng từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với những nhà đầu tư không có thời gian theo dõi thị trường nhưng vẫn mong muốn gia tăng tỷ trọng ở phân lớp tài sản cổ phiếu, có thể chọn những quỹ đầu tư cổ phiếu như: (1) Quỹ VNDAF theo chiến lược đầu tư vào danh mục những doanh nghiệp đầu ngành của nền kinh tế Việt Nam trong rỗ VN30, (2) Quỹ VNValue theo chiến lược tìm kiếm những cổ phiếu thõa man tiêu chí 4M của Phil Town.

Những sự kiện sau sẽ mở ra những cơ hội chiếc khấu giá tuyệt vời mà nhà đầu tư có thể cân nhắc thời điểm giải ngân:

(1) Quá trình giãn cách xã hội được mở rộng ra ở các tỉnh thành khác ngoài Đà Nẵng khi dịch bệnh lây lang rộng hơn trong nữa đầu tháng 8. Trường hợp xấu nhất là trở về trạng thái giãn cách toàn xã hội. Tâm lý thị trường đã được kiểm định giai đoạn tương tự trong tháng 3 và khả năng sẽ vững vàng hơn ở giai đoạn này.

(2) Sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ trong tháng 11 có thể sẽ là một hiện tượng “thiên nga đen” tiếp theo khi mà Tổng Thống Trump có khả năng thất cử nhiệm kỳ tiếp theo. Chiến thắng của phe dân chủ có thể sẽ đưa Mỹ vào một giai đoạn thắc chặc hơn về mặt chính sách tiền tệ, điều này sẽ tạo tâm lý tiêu cực cho thị trường vốn toàn cầu.

NHỮNG CƠ HỘI TÍCH SẢN Ở NHÓM TÀI SẢN THU NHẬP

Đối với những nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro trung bình trở xuống, tỷ trọng tài sản thu nhập như trái phiếu lại là một thành tố chính tạo nên sự ổn định. Nhà đầu tư thận trọng có thể cân nhắc những loại trái phiếu có tài sản đảm bảo cụ thể như:

(1) Trái phiếu Hà Đô: Lãi suất thực quanh 9% sau thuế, với tài sản đảm bảo là cổ phiếu HDG có giá trị gần gấp 2 lần giá trị phát hành, mục đích tài trợ cho các dự án năng lượng.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

(2) Trái phiếu Đất Xanh: Lãi suất thực quanh 10.3% sau thuế, với tài sản đảm bảo chủ yếu là 36% cổ phần tại DXS và quyền sử dụng đất dự án St.Moritz có giá trị gấp 4 lần giá trị phát hành, mục đích tài trợ cho các dự án BDS.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

Nâng mức độ chấp nhận rủi ro lên cao hơn một chút sẽ có những loại trái phiếu lãi suất cao hơn nhưng lại không có tài sản đảm bảo như:

(1) Trái phiếu Pharmacity: Lãi suất coupon 13%, kỳ vọng vào dòng tiền tạo ra từ mô hình bán lẻ kết hợp sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và cửa hàng tiện lợi. Điểm yếu hiện tại của mô hình tích hợp này là thiếu sự đa dạng trong số lượng đầu sản phẩm thuốc.

(2) Trái phiếu Chuỗi Cầm Đồ F88: Lãi suất coupon 12.5%. Mô hình cho vay kỳ hạn ngắn có tài sản đảm bảo, tập trung chủ yếu ở các loại hình tài sản đảm bảo như: xe máy, ô tô, laptop.

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

NHỮNG DANH MỤC MẪU THEO KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN RỦI RO

Sau đây là 5 nhóm danh mục mà nhà đầu tư có thể cân nhắc sau quá trình đo được khả năng chấp nhận rủi ro cũng như cấp độ tích sản của mình (Có link bên dưới):

(1) Nhóm chấp nhận rủi ro rất thấp: 30% VNDAF và 70% TP Hà Đô.

(2) Nhóm chấp nhận rủi ro thấp: 40% VNDAF và 60% TP Hà Đô.

(3) Nhóm chấp nhận rủi ro trung bình: 50% VNValue và 50% TP Đất Xanh.

(4) Nhóm chấp nhận rủi ro cao: 60% danh mục cổ phiếu (NLG, MWG, FPT, HPG) và 40% danh mục trái phiếu (TP Hà Đô, TP F88).

(5) Nhóm chấp nhận rủi rất cao: 70% danh mục cổ phiếu (VPB, PNJ, FPT, HPG) và 30% danh mục trái phiếu (TP Đất Xanh, TP Pharmacity).

Chiến lược quản lý  tài sản trong tháng 8

Nhà đầu tư cá nhân cần học hỏi dần cách phân bổ danh mục tài sản đầu tư cho bài bản và khoa học. Bởi nhiều lúc thua lỗ, áp lực tâm lý đầu tư không phải đến từ phương pháp đầu tư sai, mà đến từ chiến lược phân bổ tài sản chưa hợp lý. Và sau cùng anh em nên nhớ rằng: CÁC BẠN KHÔNG ĐƠN ĐỘC TRÊN CON ĐƯỜNG TÍCH SẢN CỦA MÌNH. Hẹn gặp anh em sớm nhất trong buổi hội thảo hàng tháng để cùng đánh giá lại chiến lược quản lý tài sản cho hiệu quả nhất.

Bài viết dựa trên quan điểm của Học Viên Đầu Tư Eaglinvestor, mọi thắc mắc hoặc NĐT cần tư vấn đầu tư, vui lòng liên hệ Hotline: 0933349200.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Nhật Tiến Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại