Chiến lược kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
Làm kinh doanh, để cạnh tranh cần nắm vững các chiến lược. Và linh hoạt áp dụng nó một cách khéo léo, không rập khuôn. Để từ đó giúp DN phát triển bền vững theo thời gian. Mình liệt kê một vài chiến lược phù hợp khi kinh doanh trên sàn...
Song song với đó, mình đúc kết một vài tiêu chí/kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh trên sàn. Để ae cùng thảo luận thêm & rút ra góc nhìn cho riêng mình…
I - CÁC TIÊU CHÍ CHỌN SẢN PHẨM KINH DOANH TRÊN SÀN (kinh nghiệm cá nhân - QUAN TRỌNG)
1. Ưu tiên chọn sản phẩm trong phân khúc giá từ 100-300k
2. Chọn sản phẩm ÍT BIẾN THỂ để hạn chế tồn kho (kích thước, màu sắc). Nên có 1-2 thì tốt hơn...
3. Kích thước/cân nặng sản phẩm vừa phải (không cồng kềnh)
4. Sản phẩm ít yếu tố BẢO HÀNH (đồ điện tử, có pin/sạc,...)
5. Sản phẩm có vòng đời vừa phải (sử dụng 3-6 tháng hết & quay lại mua thêm với tỷ lệ cao)
II - CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH GIÁ BÁN KHỐC LIỆT TRÊN SÀN (SIÊU QUAN TRỌNG - TEAM ACTION CÁC TIÊU CHÍ NÀY)
1. Đặt tên sản phẩm: hạn chế trùng tên với các sản phẩm đang có (Ví dụ "rubik ma thuật" - đổi thành "Rubik 3D")
2. Tạo sản phẩm COMBO (QUAN TRỌNG - ghép 2-5 sản phẩm HERO lại, tập trung quảng bá sản phẩm hero)
3. Tạo biến thể sản phẩm để tăng tỷ lệ click (ví dụ: giá từ 69k-189k. Trong đó 69k là mồi, 189k là chủ lực - có thể là combo để có giá cao)
4. Chọn ra sản phẩm tốt/hero thực sự để TẬP TRUNG BÁN (có sức mua lớn/nhu cầu lớn)
5. Tiên phong tạo ra trend mới, nghiên cứu sp & content (sản phẩm ngách)
6. Shop uy tín, có lượt bán cao, rating cao (đẩy hero, đơn khủng nhanh chóng)
7. Tạo sự KHAN HIẾM hàng hóa (hết hàng, đứt nguồn, sản xuất không kịp...)
8. Điểm chạm thông tin đầu tiên với khách hàng (tần suất lặp lại vài lần)
9. Tối ưu chi phí (vận hành, giá vốn, chí phí cố định, kênh ads, vị thế kinh doanh)
10. Xây dựng thương hiệu/niềm tin với khách hàng
11. Trở thành chuyên gia giới thiệu sản phẩm (Kiên Review, Ông Giáo Review,...)
12. THƯƠNG HIỆU & PHONG CÁCH KHÁC BIỆT (độc lạ, sáng tạo liên tục)
13. Quà tặng, thư cảm ơn, gói hàng chuyên nghiệp,...
14. Chính sách giảm giá & chính sách Affiliate đủ hấp dẫn (đưa biên về 5-10% để cạnh tranh giai đoạn xây nền)
15. Làm content theo hướng "CÔNG NGHIỆP" (xây 10-20 kênh, reup video từ Douyin, dùng tools,...)
16. Chủ động mời KOC, chủ động tạo SP mẫu miễn phí (cài đặt: 5000 follow & điều kiện khác, check từng case mới ship sản phẩm mẫu)
III - CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI KINH DOANH TRÊN SÀN
1. Lan man nhiều sản phẩm
2. Chọn phân khúc sản phẩm giá rẻ (< 100k)
3. Biên quá mỏng - cạnh tranh giá bán
4. Bán các sản phẩm hết HOT, đã qua trend
5. Kích cầu yếu, thiếu sáng tạo
6. Không xây nền, seeding đơn, rating sản phẩm,...
7. Không chạy ads (song song để có đơn)
8. Không khai thác tốt kênh Affiliate trên sàn (key quan trọng)
9. Cung cấp sản phẩm mẫu miễn phí cho sai KOC, thuê KOC không tạo ra chuyển đổi (lãng phí ngân sách)
IV - CÁC LỖI KHIẾN BỊ KHÓA SẢN PHẨM & KÊNH BÁN (flop đơn)
1. Phát lại livestream (khóa kênh, khóa rút tiền)
2. Sản phẩm bị đánh giá xấu nhiều (khóa affiliate, khóa sản phẩm)
3. Vận hành chỉ số không tốt (hủy đơn, giao chậm,...) - bị giới hạn đơn/ngày
4. Tệp khách hàng & sản phẩm lan man (Tiktok không phân phối views đúng)
5. Seeding lộ liễu, bị khóa shop
6. Không đọc kỹ chính sách & nắm rules của Tiktok đưa ra
7. Kinh doanh sp kém chất lượng, phân khúc thấp
V - CHIẾN LƯỢC THU HÚT NHIỀU KOC/AFFILIATE CHO SHOP
1. Chính sách hoa hồng hấp dẫn: 15-35%
2. Shop có uy tín, có thương hiệu, có lượt bán cao
3. Sản phẩm shop đa dạng, chất lượng
4. Chạy quảng cáo, video, live,... xuất hiện nhiều để KOC thấy & gắn sản phẩm (chủ động mời gọi trong các live/video/thư cám ơn)
5. Chủ động liên hệ từng KOC tiềm năng (chat qua zalo, inbox)
6. Xây cộng đồng hỗ trợ, CTA trong các bài viết/video chia sẻ
VI - CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU & NIỀM TIN:
1. Đặt tên thương hiệu, logo, nhận diện,...
2. Thông tin/hình ảnh sản phẩm chỉnh chu (quan trọng)
3. Lượt bán/lượt rating & các chỉ số khác trên shop
4. Tần suất nhận diện lặp lại nhiều lần
5. Có NHÂN VẬT có thương hiệu cá nhân, nhận diện cao (co-founders, teamwork, hợp tác celeb,...)
6. Biết cách KỂ CHUYỆN hấp dẫn (ví dụ case: Chú Long Cà Phê Muối)
VII - CÁC CHIẾN LƯỢC PHÙ HỢP ÁP DỤNG KHI KINH DOANH TRÊN SÀN TMĐT
1. Sản phẩm mồi/sản phẩm phễu/sản phẩm dẫn
Với dân kinh doanh rành rõi, thì đây là chiến lược rất cơ bản. Nhưng với newbie có thể sẽ không biết điều này, và không lý giải được vì sao shop khác có thể bán lỗ/bán hòa/biên mỏng vậy mà vẫn có thể làm được?
- Sản phẩm mồi có tác dụng:
- Hút traffics vào shop
- Tạo ra số lượng đơn khủng & rating tích cực
- Trong phễu sản phẩm: miễn phí/quà tặng - giá rẻ - chủ lực - giá cao (SP mồi là sản phẩm giá rẻ)
Một số lưu ý:
- Hạn chế sử dụng "sản phẩm hero" để làm sản phẩm mồi
- Tính toán kỹ các chi phí để tránh lỗ
2. Khuyến mãi/giảm giá
Vì cạnh tranh giá bán, so sánh giá RẤT KHỐC LIỆT trên các sàn. Do đó chúng ta phải rất nhuần nhuyễn để áp dụng các chương trình ưu đãi tại shop:
- Ưu đãi tại các khung giờ nhất định
- Neo giá niêm yết cao, giảm giá về mức phù hợp
- Ưu đãi sốc ở một số trường hợp đặc biệt: ngày flash sale - trong phiên live,...
KINH NGHIỆM:
- Giới hạn số lượng
- Giới hạn thời gian
- Cung cấp đủ thông tin, đưa ra chương trình ưu đãi đúng lúc để KH dễ ra quyết định
3. ĐA ĐIỂM CHẠM
- Đây là nội dung ít được nói đến trong các tài liệu
- Đa điểm chạm ở đây được hiểu là: đa kênh (tiktok, shopee, lazada,...), đa sản phẩm (vài trăm, vài nghìn sp trên shop), đa shop (xây dựng đồng thời nhiều shop trên 1 kênh, ví dụ: ATP Book 1, ATP Book 2,...),...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận