Chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng tái cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu
Chiến lược có vai trò quan trọng, định hướng cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và đang ngày càng được doanh nghiệp Việt Nam coi trọng. Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược phát triển của mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Để thực hiện sự điều chỉnh này, doanh nghiệp không thể chỉ thực hiện những giải pháp riêng rẽ, mà phải thực hiện đồng bộ các giải pháp có liên quan.
Những thách thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp (DN) là tập hợp toàn bộ những quyết định về các mục tiêu, định hướng, đường lối, nguyên tắc và phương thức hành động, cũng như những giải pháp và các phương án tổng thể về phân bổ các nguồn lực để đảm bảo sự phát triển dài hạn. Chiến lược ngày càng trở thành công cụ quan trọng, hữu ích giúp DN quản lý các hoạt động của mình một cách nhất quán.
Đối với Việt Nam, từ cuối năm 2019, do dịch bệnh bùng phát, nhiều DN gặp khó khăn, buộc phải thu hẹp, hoặc tạm ngừng kinh doanh. Điều này cho thấy, nhiều DN thiếu bền vững, chiến lược phát triển chưa linh hoạt để thích ứng với những biến động của môi trường, phải đối mặt với không ít thách thức sau:
Các DN Việt Nam không thể mong chờ vào sự hỗ trợ từ các đối tác, kể cả những đối tác truyền thống. Tháng 1/2020, khi dịch Covid-19 chưa lan rộng, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống so với các năm trước; Tháng 4/2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống -3%, năm 2021 mới phục hồi; GDP Trung Quốc năm 2020 tăng ở mức thấp (1%), tới năm 2021 mới tăng mạnh (9,2%) (Bảng 1).
Sự gia tăng căng thẳng và cuộc chiến thương mại đang thúc đẩy quá trình tái cấu trúc thị trường thế giới, cũng như tái cấu trúc các chuỗi sản xuất diễn ra nhanh và trên quy mô rộng lớn. Tới tháng 4/2020, 24% tổng số DN toàn cầu gặp khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, dẫn tới giảm hoặc dừng các đơn hàng (tại Việt Nam có tới 41% số DN gặp khó khăn). Do vậy, vấn đề tái cấu trúc chuỗi sản xuất, cung ứng cần phải triển khai sớm với chiến lược cụ thể để vượt qua khó khăn.
Dịch Covid-19 diễn ra đồng thời với khủng hoảng trên thị trường dầu lửa. Từ ngày 20/01/2020-20/4/2020, giá các loại kim loại đã giảm 15%, giá gas giảm gần 50%, giá dầu giảm 55%. Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, sự suy giảm về cầu làm cho sản xuất chậm lại, tốc độ phục hồi kinh tế chậm theo, tác động xấu đến DN. Những gói cứu trợ các quốc gia thực hiện đang tác động tới cung –cầu nhưng còn khiêm tốn. Việc triển khai, mở rộng những gói cứu trợ này sẽ làm tăng các khoản nợ của các chính phủ, tác động bất lợi tới tính ổn định và độ tin cậy của hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt là nguy cơ lạm phát ở nhiều nước chịu tác động lớn từ khủng hoảng. Điều này sẽ tác động tới cơ hội mà các DN Việt Nam có thể tận dụng để xuất khẩu hàng hóa.
Hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, xu hướng “phi toàn cầu hóa”, nhiều chính phủ yêu cầu các DN nước mình chuyển phần năng lực sản xuất “về nhà”, nhưng xu hướng toàn cầu hóa không vì thế mà giảm đi. Trong bối cảnh đó, DN Việt Nam cần tìm cách tham gia sâu hơn, ở phạm vi rộng lớn hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Với mục tiêu cải thiện vị thế trong chuỗi cung ứng hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, DN có thể cân nhắc lựa chọn những phương án điều chỉnh chiến lược từ sự kết hợp các hướng sau:
Theo đó, DN cần nhận diện vị thế hiện tại của mình; Đánh giá vị thế tối ưu mà mình có thể đạt được và những điều kiện để đạt được vị thế đó; Xây dựng và lựa chọn vị thế mà việc xây dựng, duy trì nó, doanh nghiệp sẽ có hiệu quả cao nhất. Sau khi đã chọn được phương án tối ưu, DN cần xây dựng và nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch cụ thể để có được vị thế mong muốn.
Theo đó, DN có thể cân nhắc chuyển từ hệ thống cung ứng này sang hệ thống khác nhưng giữ nguyên lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của mình.
Giải pháp điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam
Để hoàn thiện, điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng củng cố vị thế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu mới, DN cần quan tâm đến một số nội dung sau:
Khi một doanh nghiệp cải thiện vị thế trong chuỗi cung ứng truyền thống hoặc tham gia vào chuỗi cung ứng mới, sẽ có tác động tích cực tới nhiều doanh nghiệp và chủ thể khác nhau; đồng thời, cũng có thể tạo ra ảnh hưởng bất lợi tới những doanh nghiệp và chủ thể khác. Cần nhận thức rằng, ngay cả khi tìm được những giải pháp “tất cả đều lợi hơn”, thì vẫn có thể có vấn đề trong việc “chia lợi ích” từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Một trong những mục tiêu cơ bản mà DN cần hướng tới trong quá trình hợp tác là nâng cao năng lực nội tại để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Trong một số trường hợp, cung cấp những dịch vụ ban đầu cho đối tác cũng là một cách để tạo lợi thế cho mình khi các DN nước ngoài lựa chọn đối tác. Điều đặc biệt quan trọng mà các đối tác nước ngoài thường quan tâm là thời gian thực hiện việc chuyển hướng hệ thống sản xuất. Đây chính là “thời gian ngắt quãng” dành cho việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng- nó càng ngắn thì việc cung cấp hàng hóa cho thị trường càng ít bị ảnh hưởng.
1. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2017 và 2018;
2. Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam năm 2019;
3. Vũ Tuấn Anh (2020), Tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu - cơ hội trăm năm có một;
4. IMF (2020), World Economic Outlook. 4/2020;
5. Rob O’Byrne (2020), 8 Reasons Why Your Business’ Success Depends Upon Your Supply Chain;
6. Roger Oakden (2016), Supply Chains organisation fit in your business model;
7. Stephen Olson (2020), Post Covid-19: More regional trade and shorter supply chains? Hinrich Foundation;
8. World Bank group (2020), Global Economic Prospect: Slow Growth, Policy Challenges. Washington, DC 20433, 01. 2020.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận