- Chợ truyền thống: Đây là loại hình chợ phổ biến nhất, chợ theo cấp hành chính: Chợ xã (phường), chợ huyện (quận), chợ tỉnh (chợ thành phố thuộc tỉnh, chợ trung tâm thành phố trực thuộc trung ương). Chợ là nơi nhộn nhịp, đông đúc nhất, có vị trí đắc địa nhất của mỗi cấp hành chính nêu trên, là nơi con người gặp nhau giao thương trao đổi hàng hóa. Chợ khác siêu thị là có sự kì kèo, trả giá mà người mua được bớt một tí, người bán được lãi một tí ra về cả hai đều vui.
Chợ nổi: Đây cũng là một loại chợ truyền thống nhưng diễn ra trên sông nước, đây là một loại hình chợ đặc biệt chỉ có ở miền tây do kênh rạch chằng chịt, giao thông đường thủy phát triển hơn đường bộ. Loại hình chợ này cần được bảo tồn vì nó không chỉ đơn thuần là chợ mà nó còn là một loại hình văn hóa đặc biệt của bà con đồng bằng sông Cửu Long. Chúng ta cần bảo tồn loại hình này và gắn với du lịch. Loại hình chợ nổi của Việt Nam (thuyền tứ xứ, mang đủ loại hàng hóa, tập kết với nhau tại một điểm cố định, cố định về thời gian), độc đáo hơn rất nhiều so với chợ nổi của Thái Lan (thuyền gắn chặt với bờ, liên kết chặt chẽ với nhau).
Chợ phiên: Chủ yếu trên vùng cao, mọi người tụ tập một địa điểm cố định theo một thời gian cố định, hàng hóa được bà con mang đến chủ yếu do tự làm, tự chăn nuôi, trồng trọt. Hiện nay chợ này rất hút khách du lịch, loại hình chợ này rất cần được bảo tồn, mang tính đặc trưng của bà con dân tộc thiểu số vùng cao.
- Trung tâm thương mại dạng chợ: Bản chất công trình xây trên đất thương mại dịch vụ, có một ít mô hình giống chợ (phần lồng chợ), còn lại giống shophouse. Loại hình này mấy năm gần đây rất phát triển, thời gian sở hữu tối đa là 50 năm, một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân gọi đây là chợ, đánh đồng với chợ truyền thống nhưng bản chất không phải. Chợ truyền thống có ưu thế về vị trí, sự ưu ái của nhà nước trong quản lý, bố trí tái kinh doanh khi xây lại vì đây là kế sinh nhai của tiểu thương hay chợ truyền thống có sẵn tệp khách, có sẵn tiểu thương khi xây lại.
2. Chợ du lịch
Trong 20 năm trở lại đây du lịch Việt Nam phát triển, góp phần đóng góp vào tăng trưởng GDP và tăng thu ngân sách quốc gia.
Ở các khu vực du lịch phát triển của Việt Nam hầu hết đã có chợ du lịch (Lào Cai - Chợ du lịch Lào Cai, Hà Nội - Chợ Đồng Xuân, Hồ Chí Minh - Chợ Bến Thành, Phú Quốc - Chợ đêm Phú Quốc...).
Chợ du lịch trở thành trái tim của mỗi khu du lịch, địa điểm Vip mà ai cũng ghé qua, ở đó có đặc sản khu vực ngon nhất, có tiếng nói cười của mọi người trên thế giới, vừa có tiếng kì kèo giá cả, vừa có tiếng vỗ đùi cái đét vì nghe câu chuyện vui của một hội bạn.
Do chợ du lịch rất tấp nập nên việc làm ăn kinh doanh của bà con tiểu thương rất tốt, các gian hàng được sử dụng hết, việc bày bán tràn ra lối đi.
Một số ít chợ du lịch được xây dựng trên chợ dân sinh, điển hình như Chợ Du lịch Lào Cai, nên khi xây dựng lại chợ đã có sẵn lượng khách là người dân thành phố Lào Cai quanh đó, có sẵn mấy trăm tiểu thương. Ngoài ra chợ nằm ở vị trí đắc địa nằm trên đường Nguyễn Huệ, Dã Tượng, Phạm Hồng Thái, cách ga quốc tế Lào Cai hơn 200m, cách cửa khẩu dưới 1km, bà con tiểu thương được sở hữu 70 năm, do đây là công trình cấp 1 nên hết thời hạn nếu kiểm định lại vẫn sử dụng được thì bà con tiểu thương được sử dụng tiếp, khi chợ đập đi xây lại được bố trí kinh doanh tại chỗ khi chợ được xây lại chỉ đóng tiền xây dựng.
Bình luận