Chia nhỏ Alibaba, Trung Quốc áp dụng chiêu của Mỹ
Sẽ thật phung phí nếu buộc các đại diện kinh tế số phá sản. Do đó, Trung Quốc bắt đầu áp dụng cách thức của Mỹ cách đây hơn 100 năm.
Năm 1911, đế chế dầu mỏ khổng lồ Standard Oil bị chia nhỏ thành 34 công ty sau đạo luật chống độc quyền của Mỹ.
Đầu thế kỷ 20, Chính phủ Mỹ đối mặt với cơn ác mộng từ các công ty dầu mỏ khổng lồ, trong đó có Standard Oil của tỷ phú John D. Rockefeller. Công ty này về sau không chỉ liên kết cùng ngành (chiều dọc) mà còn bành trướng ngoài ngành (chiều ngang).
Standard Oil làm chủ từ thăm dò, khai thác, lưu trữ, chế xuất và phân phối năng lượng “đen”. Quá trình thần tốc của vua dầu lửa đi kèm với hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập khiến nó như “độc cô cầu bại”. Tới năm 1879, Standard Oil đã kiểm soát khoảng 90% ngành lọc dầu Mỹ, trong đó 70% được xuất khẩu ra nước ngoài.
Năm 1911, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật buộc Standard Oil chia thành 34 công ty nhỏ hơn, từ đó ngành dầu mỏ trở lại hiện trạng “đa cực”. Đây được xem là cú can thiệp mang đậm đặc bản chất thuyết kinh tế “bàn tay hữu hình” trong lịch sử kinh tế thị trường.
Đầu thế kỷ 21, nhân loại bị thách thức bởi một dạng tư bản mới - “tư bản dữ liệu” điển hình là những công ty Internet Facebook, Google, Alibaba,… Các đại doanh nghiệp này sở hữu loại quyền năng “mềm” có tính chất thao túng thế giới như kiểu cổ điển Standard Oil đại diện đúng 1 thế kỷ trước.
Sẽ thật phung phí nếu buộc các đại diện kinh tế số phá sản. Bởi vậy, mới đây, Trung Quốc bắt đầu “đóng khung” cho khối kinh tế tư nhân. Sự thất sủng của hàng trăm tỷ phú dollars ở Trung Quốc là hiện tượng lịch sử chắc chắn trở thành bài học trong giáo trình kinh tế tương lai.
Ngày 28/3, “gã khổng lồ” công nghệ Alibaba công bố kế hoạch tái cấu trúc, điểm chính là chia nhỏ đế chế này thành 6 công ty con, với phương thức hoạt động độc lập.
Về lý thuyết được thừa nhận, Trung Quốc và Mỹ điển hình tiêu biểu cho hai thiết chế kinh tế khác nhau, một bên tôn trọng tuyệt đối quyền tư hữu tư liệu sản xuất, một bên đặt trọng tâm vào sở hữu tập thể, nhà nước. Một bên chấp nhận thị trường tự do cạnh tranh, một bên thì không,…
Do vậy, Alibaba và Facebook sinh ra và lớn lên trong hai môi trường khác nhau, nhưng chúng lại y hệt nhau về cấu trúc, tính chất phát triển; cùng chung một con đường dẫn đến độc quyền; cùng mang trong mình máu “sát thủ”. Hiện tượng thú vị này cho thấy:
Alibaba bị chia thành 6 công ty nhỏ
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận