Chỉ số tài chính quan trọng cần có trong phân tích doanh nghiệp (Phần 1)
Trong báo cáo tài chính doanh nghiệp có rất nhiều con số mà chúng ta không thể nào nhớ hết được. Vì thế các chỉ số tài chính sẽ giúp chúng ta xem xét sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là công cụ được nhiều nhà đầu tư sử dụng và Tôi cũng không ngoại lệ.
Sau một thời gian sử dụng các chỉ số trong quá trình phân tích doanh nghiệp. Tôi đã xây dựng cho mình một bộ chỉ số yêu thích có thể giúp lọc nhanh hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
1. Thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn:
Chỉ số này cho thấy doanh nghiệp đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này < 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, khả năng tiềm ẩn rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Ngược lại, chỉ số > 1 thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp đủ chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ số này quá cao cũng chưa chắc tốt, chúng ta cần kiểm tra tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và biết đâu tìm được cơ hội trong các con số nào đó tăng đột biến trong bảng cân đối.
2. Thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn:
Chỉ số này sẽ đánh giá chi tiết hơn khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi không cần phải thanh lý gấp hàng tồn kho, do hàng tồn kho là tài sản thanh khoản thấp. Tuy nhiên, để có tính khách quan hơn về tài sản thì Tôi trử cả khoản phải thu để thấy rõ hơn sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đối với Tôi chỉ số này > 0.5 là tốt.
3. Chỉ số nợ (DAR) = Nợ phải trả / Tổng tài sản:
Chỉ số này thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Mức độ DAR của doanh nghiệp không vượt quá 80%, vì vượt quá sẽ tạo rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
4. Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản bình quân:
Chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu và phản ánh hiệu suất sử dụng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp từ cách quản trị - quản lý của cấp Ban lãnh đạo. Chỉ số này còn chịu ảnh hưởng từ chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Số ngày xử lý hàng tồn kho = 365 x Hàng tồn kho bình quân / Giá vốn hàng bán:
Chỉ số này cho biết số ngày hàng hóa được lưu trữ trong kho đến khi được xử lý bán ra cho khách hàng. Số ngày càng thấp thể hiện khả năng bán hàng và quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, mỗi ngành sẽ có mức ngày hàng tồn kho khác nhau. Vì thế, Bạn có thể tính ra 10 doanh nghiệp đầu ngành để tính ra được mức trung bình xử lý hàng tồn kho của từng ngành.
6. Số ngày phải thu = 365 x Phải thu khách hàng bình quân / Doanh thu:
Chỉ số này cho biết số ngày doanh nghiệp có thể thu hồi tiền từ đối tác, khách hàng đang nợ doanh nghiệp. Số ngày thu thấp cho thấy khả năng xử lý công nợ của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, mỗi ngành sẽ có số ngày khác nhau do tính chất công việc. Bạn có thể áp dụng như cách trên để có được mức trung bình phải thu của từng ngành.
7. Số ngày phải trả = 365 x Phải trả người bán / (Giá vốn hàng bán + Thay đổi hàng tồn kho)
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp mua chịu hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp. Số ngày phải trả càng cao cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp có thể kéo dài thời hạn trả. Tuy nhiên, mỗi ngành sẽ có số ngày khác nhau do tính chất công việc. Bạn có thể áp dụng như cách trên để tìm ra mức trung bình phải trả của từng ngành.
Sển Cẩm Phú
FB Sển Cẩm Phú
#chỉ số tài chính #đầu tư #chứng khoán
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận