Chỉ số RSI- Relative Strength Index, cách hiểu và sử dụng đơn giản cho người mới
RSI xác định cho chúng ta biết tín hiệu tốt để mua vào hoặc tín hiệu tốt để bán ra chốt lời
1. CHỈ SỐ RSI LÀ GÌ?
RSI là bộ giao động cho biết khi nào thì thị trường ở giai đoạn quá mua, quá bán
RSI xác định cho chúng ta biết tín hiệu tốt để mua vào hoặc tín hiệu tốt để bán ra chốt lời
2. VÙNG QUÁ MUA, QUÁ BÁN VÀ THAY ĐỔI XU HƯỚNG
Khi RSI bắt đầu cắt qua trục 50 => Bắt đầu thay đổi xu hướng
Khi RSI đi lên trên vùng 70 => đi vào vùng quá mua (Over bought) => cân nhắc việc bán ra
Khi RSI đi xuống dưới vùng 30 => đi vào vùng quá bán (Over sold) => đây sẽ là vùng bắt đầu cân nhắc việc mua vào, nên dải vốn ra để mua trung bình giá vì việc bắt trúng đáy là rất khó
3. RSI phân kỳ - RSI divergence
Phân kỳ RSI khi xu hướng giá và RSI đi ngược nhau ( Giá xuống, RSI lên hoặc ngược lại) => chuẩn bị có khả năng cao sẽ đảo chiều đối với xu hướng hiện tại
CÁC LOẠI PHÂN KỲ RSI THƯỜNG GẶP BAO GỒM:
a. Phân kỳ RSI thường tăng giá (bullish divergence)
Phân kỳ RSI thường tăng giá sẽ xuất hiện khi thị trường trong một xu hướng giá giảm khi giá tạo liên tiếp những đáy thấp dần (Lower Lows), trong khi đó RSI lại liên tục tạo đáy mới cao hơn (Higher Lows). => Cho thấy động lượng giảm giá thực sự đã yếu đi nhiều => kỳ vọng một sự đảo chiều sang xu hướng tăng
b. Phân kỳ RSI thường giảm giá (bearish divergence)
Phân kỳ RSI giảm giá xuất hiện thị trường đang trong một xu hướng giá tăng, khi giá liên tiếp tạo các đỉnh sau cao hơn (Higher Highs), trong khi đó RSI lại liên tục tạo đỉnh sau thấp hơn (Lower Highs). => cho thấy động lượng tăng giá đã yếu đi, giá có thể xuất hiện đảo chiều giam
c. Phân kỳ RSI ẩn tăng giá (hidden bullish divergence)
Phân kỳ RSI ẩn tăng giá (phân kỳ tiếp diễn xu hướng tăng) là tín hiệu xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng tăng nhưng giá liên tiếp tạo đáy cao hơn (Higher Lows), trong khi đường RSI lại tạo đáy thấp hơn (Lower Lows).
=> đây có thể thấy trong ngắn hạn xu hướng giá sẽ tiếp tục tăng => khi thấy tín hiệu này NĐT có thể thực hiện lệnh BUY ngay vì phân kỳ kín thường có độ tin cậy hơn phân kỳ thường do giao dịch thuận theo xu hướng
d. Phân kỳ RSI ẩn giảm giá (hidden bearish divergence)
Phân kỳ RSI ẩn giảm giá (phân kỳ tiếp diễn xu hướng giảm) là tín hiệu xuất hiện khi thị trường trong một xu hướng giảm nhưng giá liên tiếp tạo đỉnh thấp hơn (Lower Highs) trong khi đường RSI lại liên tục tạo đỉnh cao hơn (Higher Highs). => Trong ngắn hạn xu hướng giảm có thể tiếp diễn nhưng cường độ giảm đã suy yếu
4. CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP VỚI PHÂN KỲ RSI
Sử dụng máy móc RSI hay các chỉ báo PTKT khác sẽ khiến các NĐT gặp rắc rối khi thị trường không diễn biến theo kỳ vọng. Trong đó:
Khi chỉ sử dụng RSI nhà đầu tư dễ thực hiện lệnh BUY khi diễn biến thị trường đang quá Bán, giá mua của bạn có thể không tốt khi thị trường tiếp tục giảm mà không đảo chiều.
Thực hiện lệnh SELL khi diễn biến thị trường đang quá Bán, giá bán của bạn có thể sẽ không đủ cao khi thị trường tiếp tục tăng mà không đảo chiều.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận