menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Yến

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE trong đầu tư chứng khoán

Giải thích thuật ngữ: ROE

ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn cũng được.

Có thể hiểu: Bạn bỏ tiền của chính mình ra (không vay mượn) để mở quán cà phê, trong 12 tháng có một số tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra. Cụm từ “một vốn, bốn lời” thì ROE = 4 / 1 = 4 hay 400%, đơn vị tính ROE là %

Công thức tính chỉ số ROE

Công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.

Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư, một công ty tuyệt vời nhất không có nghĩa là công ty lớn nhất, mà chính là công ty mang lại nhiều giá trị nhất cho mỗi đồng vốn họ bỏ ra. Vậy làm thế nào để đánh giá và nhận biết một công ty có hiệu quả sử dụng vốn cao? Đừng lo lắng, chỉ số ROE sẽ là công cụ đắc lực, hỗ trợ bạn trong vấn đề này.

1. Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Return on Equity”, có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số tài chính này cho biết: Cứ mỗi đồng vốn bỏ ra, bạn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nó được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá, đo lường khả năng sinh lời của một công ty, đồng thời giúp nhà đầu tư ra các quyết định trên thị trường chứng khoán (cụ thể là xem xét công ty nào đáng để đầu tư).

2. Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE được tính cụ thể như sau:

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE trong đầu tư chứng khoán

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng: Còn gọi là lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng, là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình họat động sản xuất và trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Bạn có thể lấy chỉ tiêu này trên báo cáo tài chính của của công ty (Mã 60 tại Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).
  • Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại, thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (hay còn gọi là chủ sở hữu) (Theo định nghĩa lại Khoản 1, Điều 66 Thông tư 200/2014/TT-BTC). Đây chính là các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn của công ty bao gồm: Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, và chênh lệch tỷ giá hối đoái. Cụ thể, bạn lấy chỉ tiêu này trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp (Mã 400 tại Bảng cân đối kế toán).
Ví dụ: Doanh nghiệp A trong năm 2020 có:

Lợi nhuận sau thuế kỳ này đạt: 200.000.000 VNĐ.

Tổng giá trị VCSH đầu kỳ đạt: 1.000.000.000 VNĐ.

Tổng giá trị VCSH cuối kỳ đạt: 1.300.000.000 VNĐ.

Giá trị VCSH bình quân trong kỳ = (1.000.000.000 + 1.300.000.000)/2 = 1.200.000.000 VNĐ

Khi đó, ROE = (200.000.000/1.200.000.000) x 100% = 16%.

3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE trong đầu tư chứng khoán
Chỉ số ROE có ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp, ngân hàng cũng như nhà đầu tư.

Chỉ số ROE cho biết mỗi một đồng vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với ví dụ phía trên, ROE của công ty A bằng 16% có nghĩa là: Cứ mỗi một đồng vốn bỏ ra kinh doanh, công ty A sẽ thu được 0,16 đồng lợi nhuận ròng.

Về mặt lý thuyết, ROE sẽ cho chúng ta nhận định được tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu giá trị của ROE dương nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại, ROE âm tức là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

ROE là công cụ đắc lực, hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp, ngân hàng cũng như các nhà đầu tư ra quyết định.

  • Đối với doanh nghiệp

Nếu ROE cao, các lãnh đạo công ty có thể tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh như hiện tại. Ngược lại, công ty cần xem xét thay đổi chiến lược sao cho hiệu quả, hợp lý hơn.

  • Đối với ngân hàng

ROE là một trong những chỉ số mà ngân hàng dựa vào để đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay tiền hay không.

  • Đối với nhà đầu tư

Vì ROE có thể được tính toán để đo lường lợi nhuận và hiệu quả của một công ty, nên nó có thể được các nhà đầu tư sử dụng như một trong những chỉ số đánh giá đầu tư. Nói cách khác, ROE càng cao thì khả năng nhận được vốn từ các nhà đầu tư càng dễ dàng và giá cổ phiếu càng có xu hướng tăng.

4 Sử dụng chỉ số ROE trong đầu tư

ROE là chỉ số tài chính, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư đã coi ROE là một trong những tiêu chí để đánh giá khi lựa chọn cổ phiếu.

Để sử dụng chỉ số ROE trong đầu tư, bạn cần lưu ý như sau:

  • Nên lựa chọn những cổ phiếu của các công ty có ROE cao: Theo các chuyên gia trong ngành, bạn chỉ nên lựa chọn những cổ phiếu của các công ty có ROE trên 15%.
  • Tiêu chuẩn ROE khác nhau với từng ngành nghề. Vì vậy, bạn không nên so sánh ROE của các doanh nghiệp khác ngành. Đặc biệt, bạn nên xem xét chỉ số ROE toàn ngành để có quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Ví dụ, nếu bạn đang quan tâm ngành thép thì ưu tiên hàng đầu là chọn những cổ phiếu có ROE cao hơn trung bình của toàn ngành. Đây được đánh giá là cách đơn giản nhất cho các nhà đầu tư mới và chưa hiểu biết nhiều về ngành đó.
  • Cần xem xét các yếu tố tác động tới ROE của doanh nghiệp theo mô hình Dupont như phân tích dưới đây vì không phải lúc nào ROE cao cũng là tốt. Bạn cần biết yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tăng, giảm của chỉ số này và yếu tố ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực, dài hạn hay ngắn hạn.

5. Sử dụng phân tích dupont cho ROE

Công thức Dupont là kỹ thuật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, được dùng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Qua đó, chúng ta có thể biết những nhân tố nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, ảnh hưởng theo trình tự nào và góp bao nhiêu phần trăm vào sự tăng, giảm của chỉ số.

Theo mô hình phân tích Dupont, ROE được triển khai như sau:

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE trong đầu tư chứng khoán

Hay ROE = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng ROE được định hướng bởi 3 thước đo:

  • Tỷ suất lợi nhuận ròng: Phản ánh trình độ quản lý chi phí và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Nếu con số này cao, bạn có thể thấy lợi nhuận cho các cổ đông là cao và ngược lại.
  • Vòng quay tài sản: Phản ánh trình độ khai thác cũng như sử dụng tài sản hiệu của của doanh nghiệp. Nếu tốc độ luân chuyển tổng tài sản cao nghĩa là tổng tài sản dùng để tạo ra doanh thu cao, hiệu quả quản lý cao. Ngược lại, tốc độ quay vòng tổng tài sản thấp nghĩa là tổng tài sản không được sử dụng tốt.
  • Đòn bẩy tài chính (hay còn gọi là hệ số nợ): Phản ánh trình độ quản trị, tổ chức nguồn vốn của công ty cho hoạt động kinh doanh trong kỳ. Nếu đòn bẩy tài chính cao thì có thể đánh giá là công ty đang sử dụng nợ. Ngược lại, nếu đòn bẩy tài chính thấp tức là công ty đang sử dụng vốn chủ sở hữu mà không phụ thuộc vào việc đi vay.

Khi đã biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số, doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp hợp lý để cải thiện ROE.

Cụ thể, để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, công ty sẽ cần tăng một trong 3 yếu tố trên (vì chúng có quan hệ tỷ lệ thuận).

  • Một là: Sử dụng các biện pháp nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh thu và thực hiện tiết giảm tối đa chi phí bỏ ra, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
  • Hai là: Đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng tối đa nguồn lực tài sản sẵn có, giúp nâng cao vòng quay tài sản.
  • Ba là: Nâng cao đòn bẩy tài chính (tức là vay nợ thêm vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh). Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải lưu ý rằng việc vay tiền để đầu tư chỉ hiệu quả nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay.

Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích chỉ số ROE, chúng ta có thể so sánh chỉ tiêu này qua các năm, từ đó nhận xét được tự tăng trưởng hay sụt giảm của nó bắt nguồn từ đâu để đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng trong tương lai.

6. Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE trong đầu tư chứng khoán
Chỉ số ROE cũng có những nhược điểm nhất định mà nhà đầu tư cần xem xét.

Mặc dù ROE có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu nhưng chỉ số này cũng có những hạn chế nhất định:

  • Chỉ số ROE khá nhạy cảm với đòn đẩy tài chính

ROE có xu hướng cao hơn đối với các công ty vay nợ nhiều, vốn tự có nhỏ. Nếu chúng ta chỉ dựa vào ROE để đánh giá, so sánh các công ty với nhau để đầu tư thì có thể gặp rủi ro.

Nguyên nhân là vì có thể công ty gặp vấn đề trong kinh doanh nên mới phải đi vay nhiều. Hoặc trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, những công ty này có thể không trả được nợ.

  • ROE có thể bị thao túng một cách có chủ ý từ doanh nghiệp

Trên thực tế, một số công ty đã sử dụng các “mẹo” điều chỉnh làm cho thu nhập giảm với mục đích tiết kiệm tiền thuế TNDN phải nộp. Điều này dẫn đến ROE giảm.

Ngược lại, một vài công ty lại giảm vốn chủ sở hữu để tăng ROE (ví dụ mua lại cổ phiếu đã phát hành của chính mình…).

Do đó, ROE không phải lúc nào cũng phản ánh đúng hoạt động thuần túy của công ty. Nhiều công ty nhận ra rằng giá trị ROE ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, họ đã sử dụng một số cơ chế để ngăn chỉ số này giảm.

ROE chỉ là một chỉ số đánh giá tình trạng tài chính của một công ty dựa trên các số liệu đã công bố trong báo cáo tài chính, và chỉ thể hiện hiệu quả quản lý theo giá trị sổ sách. ROE không thể được sử dụng để đánh giá việc quản lý là tốt hay xấu. Để đánh giá triển vọng kinh doanh trong tương lai và tính đúng đắn của quản lý dài hạn, bạn cần phải phân tích ROE kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác.

Kết luận

Trên đây, 24hMoney đã gửi tới bạn những thông tin chi tiết nhất về chỉ số ROE, công thức tính và ý nghĩa trong đầu tư. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình một công cụ đắc lực để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận ngay dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp giúp bạn.

Cuối cùng, đừng quên đăng ký tài khoản và tải app 24hMoney hoàn toàn miễn phí để cập nhật những kiến thức và tin tức mới nhất về tài chính, chứng khoán, bất động sản...bạn nné!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
5 Yêu thích
7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại