Chỉ số P/E: Chỉ là khái niệm?
P/E là chỉ số đơn giản và dễ sử dụng nhất, thông thường P/E sẽ giao động trong khoảng 10 - 30 lần, tiệm cận 30 thì cổ phiếu được coi là đắt và ngược lại nếu ở mức 10 lần sẽ là hợp lý, thậm chí là rẻ so với mặt bằng chung. Đắt hay rẻ là do thị trường định giá, rất khó để nói là đúng hay sai, hợp lý hay không?
Khái niệm về định giá cổ phiếu thay đổi theo tâm lý nhà đầu tư và cũng là thứ khó có thể nắm bắt hoàn toàn. Khi lạc quan người mua sẵn sàng trả mức giá trên trời nhưng lúc bi quan họ bán tống bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá. Đứng trên góc độ đầu tư, sự chênh lệch về định giá cổ phiếu là cơ hội để tìm ra những khoản đầu tư có giá hợp lý với tiềm năng tăng trưởng vượt trội.
Điều thú vị ở đây là PE của một cổ phiếu biến thiên rất mạnh theo giời gian. Cao điểm năm 2018 cổ phiếu VNM được định giá PE 25 lần và bây giờ chỉ còn 15 mà thôi. Nhìn qua có thể thấy VNM đang rẻ hơn bình quân thị trường và rẻ hơn chính cổ phiếu này vào năm 2018. Rất nhiều người sẽ cho rằng VNM đang được định giá rẻ thì nên mua vào nhưng không hẳn, bởi của rẻ là của thiu.
Ngược lại, cổ phiếu FPT trước đại dịch được định giá PE quanh 10 lần và lúc này chỉ số PE đã lên sát mức 20 lần. Theo suy nghĩ thông thường, FPT đang được định giá cao hơn thị trường chung và cao hơn ngày xưa rất nhiều của chính cổ phiếu này. Mà đã là cao, là đắt thì có khi nên bán ra thay vì mua vào, nhưng đôi khi đắt xắt ra miếng, tiền nào của đó.
Định giá PE của mỗi cổ phiếu lúc cao lúc thấp, khi đắt khi rẻ là có lý do của nó nhưng tựu chung lại vẫn là bởi triển vọng kinh doanh tương lai của doanh nghiệp đó. Tiềm năng tăng trưởng tốt thì cổ phiếu được tăng định giá và ngược lại sẽ bị hạ thấp nếu kinh doanh bị đe doạ.
Điều người viết muốn gửi gắm ở đây là gì. Mỗi khi tìm được doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao thì hãy mạnh dạn nâng mức định giá cao hơn. Khi xưa định giá PE 10 lần nhưng hãy tự tin đẩy chỉ số này chạm mức 20. Khi đó chỉ cần lợi nhuận doanh nghiệp tăng 100% thì giá cổ phiếu có thể tăng 400%.
Ngược lại, với những doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng mù mờ, thậm chí có thể suy giảm thì định giá PE có thấp, có rẻ cũng nên cẩn thận hoặc là tránh xa. VNM là một ví dụ. Hoặc minh chứng rõ nét hơn cả là HSG, nếu dựa trên kinh doanh năm 2021 thì PE chỉ 5 lần, vô cùng rẻ và đúng ra giá cổ phiếu phải được coi là tiềm năng để tăng mạnh. Thế nhưng cổ phiếu HSG lại giảm rất mạnh, điều này được lý giải bởi kinh doanh sắp tới của HSG có dấu hiệu gãy đổ.
Cũng xin nói thêm, chỉ số định giá PE áp dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh có sự ổn định. Với nhóm ngành bất động sản thì chỉ số PE gần như không thể dùng. Năm nay hạch toán dự án, lợi nhuận cao sẽ tạo ra cảm giác cổ phiếu được định giá PE thấp và rất rẻ. Nhưng qua năm sau, không còn dự án, lợi nhuận gần như bằng 0, lúc đó chỉ số PE lại trở thành vô dụng.
Ngoài ra, các công ty đang thua lỗ và những doanh nghiệp nhỏ cũng rất khó để dùng chỉ số PE bởi kinh doanh có thể đảo chiều bất cứ lúc nào, khi đó PE bị thay đổi đột ngột, chưa phản ánh đúng về mặt định giá cổ phiếu.
Cũng xin nói thêm, chỉ số PE không bắt buộc phải dùng trong việc phân tích định giá cổ phiếu, nó chỉ hiệu quả với những ai thích đào sâu. Bởi đầu tư vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong khi tính toán chỉ số PE là khoa học nên chỉ phản ánh một phần trong quá trình là quyết định đầu tư mà thôi.
Đầu tư bất động sản, vàng… làm gì có khái niệm chỉ số PE. Thế nên đôi khi chả biết gì lại ăn đậm, tính tới tính lui rồi lại ăn phở ngó.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận