Chênh vênh trên bờ vực suy thoái. Chính phủ Đức sẵn sàng sử dụng gói cứu trợ 55 tỷ đô la
Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm kinh tế của Đức trong thời gian qua.
Theo văn phòng thống kê Statistisches Bundesamt của Đức, sự suy giảm này đánh dấu sự biến động mạnh từ mức tăng trưởng 0,4% được ghi nhận trong quý đầu tiên của năm 2019. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong sáu năm qua, theo Financial Times.
Các dấu hiệu về tình hình kinh tế cho quý tiếp theo rất đáng lo ngại. Capital Economics đã cho biết, “Các khảo sát về hoạt động kinh doanh sản xuất trong tháng 8 của Đức đều rất ảm đảm”. Công ty nghiên cứu kinh tế nói thêm, “Điều đáng lo ngại nhất ở đây chính là nền kinh tế Đức đang chênh vênh trên bờ vực suy thoái”
Phần lớn sự suy giảm là do sự sụt giảm trong xuất khẩu, vốn chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Vừa mới đây, Ngân hàng trung ương Đức cũng đã cảnh báo một cuộc suy thoái kinh tế có thể sẽ xảy đến với quốc gia của mình.
“Hoạt động kinh tế có thể sẽ giảm nhẹ trong quý hiện tại” Bundesbank cho biết. “Trong khi tiêu dùng trong nước tiếp tục suy giảm thì thị trường việc làm cũng đã dấu hiệu suy yếu và niềm tin vào các dịch vụ cũng đang giảm xuống”
Các nhà chức trách Đức được cho là đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này với việc xem xét một chính sách kích thích tài khóa “được thiết kế để thúc đẩy nền kinh tế trong nước và chi tiêu tiêu dùng nhằm ngăn chặn tình trạng thất nghiệp trên quy mô lớn”, theo Bloomberg.
Bộ trưởng tài chính của Đức, Olaf Scholz, cho biết chính phủ đã sẵn sàng chi 50 tỷ euro, tương đương 55 tỷ USD, để chống lại sự suy thoái kinh tế
“Chúng ta phải có khả năng ngăn chặn sự suy thoái này và chúng ta có thể ngăn chặn được nó”, Scholz đã nói với các phóng viên vào Chủ nhật, theo Bloomberg.
Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm kinh tế của Đức trong thời gian qua. Người tiêu dùng đã giảm tiêu dùng khi họ phải đối mặt với sự không chắc chắn trong tương lại và ảnh hưởng của thuế quan trong thương mại Mỹ-Trung.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia Châu Âu cũng đang bị suy giảm. Những lo ngại về Brexit khiến cho nền kinh tế của Anh co lại 0,2% trong quý trước – đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2012. Đồng thời, việc xuất khẩu hàng hóa từ Đức sang Anh cũng bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn của Brexit.
Theo Financial Times, sản xuất ô tô của Đức đã giảm 12% trong sáu tháng đầu năm 2019. Bundesbank cũng cho biết ngành công nghiệp ô tô của Đức, nơi hiện cung cấp khoảng 820.000 việc làm và tạo ra 5% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, cũng đã phải chịu cảnh suy giảm do người tiêu dùng thận trọng hơn khi mua xe hơi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận