Châu Âu và vấn đề tiền tệ
+ Gần đây, chuyên viên vĩ mô của chúng tôi đã đến Paris và Frankfurt để gặp gỡ các đầu mối thông tin và ngạc nhiên về mức độ tập trung vào đồng Bảng Anh.
+ Đồng Euro tiếp tục suy yếu.
+ Các công ty châu Âu quan tâm đến việc giảm mức độ tập trung sản xuất tại Trung Quốc. Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi từ việc dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Không chắc liệu việc qua đời của Nữ hoàng Anh có liên quan gì đến sự suy yếu của Bảng Anh hay không, nhưng một điều chắc chắn là các nhà giao dịch tiền tệ gần đây tập trung vào đồng tiền này. Đồng bảng Anh đã mất giá 21% so với USD kể từ đầu năm (Hình 1) và giảm gần 7% so với Euro (Hình 2).
Trong vài thập kỷ qua, Anh đã mất đi nhiều khả năng cạnh tranh so với không chỉ các thành viên Liên minh châu Âu mà còn so với các nền kinh tế phát triển khác như Canada, Mỹ và Australia. Brexit, được thông qua vào tháng 1/2020 chắc chắn là một sự kiện tiêu cực cho Quần đảo Anh với nhiều cơ quan quản lý châu Âu chuyển văn phòng đến Paris, Frankfurt và Brussels. Kể từ thời điểm đó, Vương quốc Anh đã không còn được hưởng các quyền và nghĩa vụ như một Quốc gia Thành viên của Liên minh Châu Âu. Kết quả là, xuất hiện các rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như đối với việc di chuyển và trao đổi xuyên biên giới mà trước đây chưa xảy ra.
Mặc dù bảng Anh ban đầu tăng giá so với USD một vài tháng sau Brexit (Hình 3), đà tăng không kéo dài lâu trước khi thị trường nhận ra rằng điều này không bền vững. Về lâu dài, nền kinh tế Vương quốc Anh cần phải trải qua một cuộc “đại tu” năng suất. Trong ngắn hạn, một môi trường ảm đạm, lạm phát đình trệ đang ảnh hưởng đến các cổ phiếu vốn hóa lớn, hoạt động chất lượng. Về mặt lãi suất, lãi suất sẽ cần được nâng lên, điều này sẽ làm giảm chênh lệch đầu ra (output gap) do tiêu dùng giảm, đồng nghĩa với suy thoái kinh tế do GDP danh nghĩa đang thu hẹp nhanh chóng (Hình 4).
Trong khi đó, đồng Euro đã phá vỡ dưới mức cân bằng so với USD (Hình 5). Điều này có thể ảnh hưởng đến FDI của châu Âu nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam cuối cùng sẽ được hưởng lợi từ việc các công ty châu Âu vội vã dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Ở một diễn biến khác, nhập khẩu từ Việt Nam vào Châu Âu trị giá 45 tỷ USD vào năm 2021, sau khi đã giảm đáng kể vào năm 2020 (Hình 6). Đáng chú ý, gần 20 tỷ USD trong số đó là thiết bị điện/điện tử, đây là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Dự báo của chúng tôi là xu hướng tăng trưởng bền vững sẽ vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt nếu Việt Nam thu được lợi ích từ việc “tái bản địa hóa” từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Dữ liệu từ UNCTAD (Hình 7) cho thấy Việt Nam (2,0%) là nước xuất khẩu lớn thứ 15 trên thế giới vào năm 2020 và là quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với EU (Hình 8). Có vẻ như xu hướng này sẽ không thay đổi trong vài năm tới.
Các quan chức châu Âu gần đây đã đề cập đến các biện pháp phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề còn sâu xa hơn thế. Chi phí lao động và nói chung là chi phí kinh doanh ở Trung Quốc đã tăng vọt trong 5 năm qua khiến các nhà hoạch định phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Các hạn chế tại Hồng Kông cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của các doanh nghiệp châu Âu đối với Trung Quốc.
Chúng tôi đã gặp đại diện của một nhà sản xuất điện lớn của Pháp, công ty có ý định chuyển gần 40% sản lượng của Trung Quốc sang phía Bắc Việt Nam. Chúng tôi cho rằng nhà máy này sẽ nằm gần bờ biển, có thể ở một trong những khu công nghiệp. Chúng tôi có cảm giác “tương tự” khi nói chuyện với một số công ty Đức.
Chuyên viên phân tích vĩ mô Việt Nam của chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này trong các Nhật ký chuyên viên trước đây:
+ Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của EU vào Việt Nam là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm máy móc và thiết bị điện, máy bay, xe cộ và các sản phẩm dược phẩm.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại, sản phẩm điện tử, giày dép, dệt may, cà phê, gạo, thủy sản và đồ gỗ.
+ Với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 6,1 tỷ Euro (năm 2019), EU là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư lớn nhất của EU là công nghiệp chế biến và chế tạo.
Tóm lại:
Các công ty Việt Nam và các nhà quản lý nên tích cực tìm kiếm cơ hội từ các công ty châu Âu đầu tư vào trong nước. Trái ngược với các tập đoàn Mỹ nhanh chóng dịch chuyển xung quanh, các công ty châu Âu có tầm nhìn xa hơn nhiều về nơi họ đầu tư.
Nguồn tin: VDSC
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận