Châu Âu tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với “sự kiện Lehman Brothers” trong lịch sử
Các công ty năng lượng châu Âu đang phải đối mặt với các lệnh gọi ký quỹ 1,5 nghìn tỷ đô la trên thị trường phái sinh và nhiều công ty sẽ cần chính sách hỗ trợ để giúp họ trong bối cảnh thị trường năng lượng biến động mạnh với giá khí đốt và điện tăng vọt, một giám đốc điều hành tại tập đoàn năng lượng Equinor của Na Uy nói với Bloomberg hôm thứ Ba. Theo Helge Haugane, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng khí đốt và điện của Equinor, ước tính 1,5 nghìn tỷ đô la là con số tương đối "giảm nhẹ".
- Châu Âu đang tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với một sự kiện “Lehman Brothers” như trước đây khi các công ty năng lượng phải đối mặt với các lệnh gọi ký quỹ 1,5 nghìn tỷ đô la.
- Một số quốc gia EU đã quyết định thành lập quỹ của họ để tránh sự sụp đổ của thị trường năng lượng phái sinh.
- Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi Nga cho biết vào hôm thứ Sáu rằng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream đến Đức sẽ vẫn bị đóng cửa vô thời hạn.
Thanh khoản tại các công ty năng lượng đang cạn kiệt khi nhiều công ty bắt đầu vật lộn để đáp ứng các lệnh gọi ký quỹ của họ trên thị trường năng lượng phái sinh.
"Nếu các công ty năng lượng phải trả số tiền lớn như vậy, nghĩa là thanh khoản trên thị trường sẽ cạn kiệt và thanh khoản yếu là không tốt đối với thị trường khí đốt", Haugane nói với Bloomberg.
Một số quốc gia EU đã quyết định thành lập quỹ của họ để tránh sự sụp đổ của thị trường năng lượng phái sinh. Phần Lan và Thụy Điển sẽ đưa ra kế hoạch nhằm hỗ trợ các công ty năng lượng của họ giao dịch trên thị trường điện phái sinh vào cuối tuần này, nhằm tránh đối mặt với sự kiện “Lehman Brothers” như trước đây đối với các ngành năng lượng và hệ thống tài chính của họ.
Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan, Mika Lintila, bình luận về cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vào hôm Chủ nhật, "Đây là mầm mống cho một cuộc khủng hoảng tương tự ‘sự kiện Lehman Brothers’ của ngành công nghiệp năng lượng", theo Reuter.
Cuộc khủng hoảng càng trở nên nghiêm trọng khi Nga cho biết hôm thứ Sáu rằng đường ống dẫn khí Nord Stream đến Đức sẽ vẫn bị đóng cửa vô thời hạn và đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Phần Lan đã thảo luận về các biện pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường điện phái sinh và một kế hoạch đề xuất của chính phủ trung ương "phương án cuối cùng là hỗ trợ tài chính cho các công ty đối mặt với nguy cơ không có khả năng thanh toán", chính phủ Phần Lan cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật.
Phần Lan sẽ xem xét thiết lập một chương trình cho vay và bảo lãnh lên tới 9,92 tỷ đô la (10 tỷ euro), theo đó chính phủ có thể cung cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh cho các công ty tham gia sản xuất điện ở Phần Lan.
Tại quốc gia láng giềng Thụy Điển, chính phủ đề xuất bảo lãnh tín dụng nhà nước chủ yếu dành cho các nhà sản xuất điện giao dịch trên thị trường điện năng phái sinh. Chính phủ cho biết, tổng số tài sản thế chấp bắt buộc trên thị trường kể từ tháng 6 đã tăng từ khoảng 6,5 tỷ đô la (70 tỷ Krona Thụy Điển) lên khoảng 16,6 tỷ đô la (180 tỷ Krona).
Bộ Tài chính Thụy Điển cho biết: “Mục đích của biện pháp này là ngăn chặn việc thiếu thanh khoản có thể tạo ra rủi ro lây lan sang các bộ phận khác của hệ thống tài chính".
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận