menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hưng Pro

Châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ chưa từng có trong nhiều thập kỷ, dự kiến gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho các nền kinh tế

“Cơn bão” đang xảy đến với châu Âu


Người dân châu Âu đang phải đối mặt với một thực trạng kinh tế mới - điều mà họ chưa từng trải qua trong nhiều thập kỷ - đó là trở nên “nghèo hơn”. Theo thống kê, sức mua của người dân khu vực này đã sụt giảm một cách rõ rệt.

Được biết, người Pháp đang ăn ít gan ngỗng và uống ít rượu vang đỏ hơn. Người Tây Ban Nha dùng dầu ô liu một cách tiết kiệm. Người Phần Lan thì được khuyến khích sử dụng phòng xông hơi vào những ngày nhiều gió thay vì ngày thường. Trên khắp nước Đức, mức tiêu thụ thịt, sữa cũng giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ và thị trường thực phẩm hữu cơ từng bùng nổ cũng lao dốc không ngờ.

Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Ý Adolfo Urso đã triệu tập một cuộc họp khẩn vào tháng 5 sau khi nhận thấy mì ống, mặt hàng chủ lực được yêu thích của nước này tăng giá hơn gấp đôi so với mức lạm phát của Ý.

Theo WSJ, việc chi tiêu cho tiêu dùng đã “rơi tự do”, châu Âu đã trải qua suy thoái hồi đầu năm. Người trong ngành cũng nhận định kinh tế châu Âu đã gặp nhiều “biến động” từ lâu. Dân số già, xu hướng chuộng công việc ổn định, nhiều thời gian rảnh hơn là công việc có thu nhập cao đã mở ra một thời kỳ tăng trưởng kinh tế có phần mờ nhạt. Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cũng khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ chưa từng có trong nhiều thập kỷ, dự kiến gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho các nền kinh tế

Mức lương trung bình hàng năm của Mỹ và các nước châu Âu (nghìn USD).

Trong quá khứ, ngành xuất khẩu của châu Âu đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, tình trạng phục hồi có phần “ảm đạm” của Trung Quốc - một thị trường lớn của châu Âu đã ảnh hưởng tới trụ cột tăng trưởng này.

Chi phí năng lượng cao, lạm phát cao đã và đang làm giảm lợi thế về giá của các nhà sản xuất trên thị trường quốc tế. Và khi thương mại toàn cầu “nguội” đi, sự phụ thuộc lớn của châu Âu vào xuất khẩu - vốn chiếm khoảng 50% GDP của khu vực Eurozone - đã trở thành một điểm yếu.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã giảm khoảng 1% tại 20 quốc gia thuộc khu vực Eurozone kể từ cuối năm 2019, sau khi điều chỉnh theo lạm phát.

Tại Mỹ, thị trường lao động vẫn diễn ra mạnh mẽ và thu nhập ngày càng tăng. Chi tiêu tiêu dùng tại nước này đã tăng gần 9%. Được biết, Liên minh châu Âu (EU) hiện chiếm khoảng 18% tổng chi tiêu tiêu dùng toàn cầu, so với 28% của Mỹ. Còn 15 năm trước, EU và Hoa Kỳ mỗi bên chiếm khoảng 25%.

Thống kê mới nhất cũng cho thấy, từ năm 2019, tiền lương ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp đã giảm lần lượt khoảng 3%, 3,5%, 3,5% và 6%. Còn theo dữ liệu của OECD, tiền lương ở Mỹ đã tăng khoảng 6% trong cùng kỳ.

Châu Âu đã “mất mát” những gì?

“Nỗi đau” này không bỏ qua các khu vực giàu có. Vào một buổi tối gần đây, tại Brussels, một trong những thành phố giàu có nhất châu Âu, nhiều giáo viên và y tá đã đứng xếp hàng để mua các hàng hóa được giảm 50% sau một chiếc xe tải.

Hay nhà cung cấp hàng hóa Happy Hours Market đã phải thu gom thực phẩm sắp hết hạn từ các siêu thị và quảng cáo chúng thông qua một ứng dụng. Khách hàng có thể đặt hàng vào đầu giờ chiều và nhận hàng giảm giá vào buổi tối.

“Một số khách hàng nói rằng nhờ có tôi mà họ có thể ăn thịt hai hoặc ba lần mỗi tuần,” Pierre van Hede, một người phân chia hàng tạp hóa cho biết.

Chi tiêu cho các cửa hàng tạp hóa cao cấp cũng giảm. Mỗi người Đức tiêu thụ khoảng 52 kg thịt vào năm 2022, ít hơn khoảng 8% so với năm trước và là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu được thống kê vào năm 1989. Ngoài ra, người Đức cũng đang đổi các loại thịt như thịt bò và thịt bê sang những loại rẻ hơn như thịt gia cầm.

Thomas Wolff, một nhà cung cấp thực phẩm hữu cơ gần thành phố Frankfurt cho biết doanh số bán hàng của ông đã giảm tới 30% vào năm ngoái. Ông cũng đã thuê 33 nhân viên trong đại dịch để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ đối với thực phẩm hữu cơ đắt tiền. Tuy nhiên, sau đó ông buộc phải sa thải họ.

Ronja Ebeling, một tác giả 26 tuổi ở Hamburg cho biết cô đang tiết kiệm khoảng 1/4 thu nhập của mình. Một phần là do cô lo lắng về việc có đủ tiền để nghỉ hưu hay không. Thời gian gần đây, cô đã chi tiêu rất ít cho quần áo và đồ trang điểm.

Châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ chưa từng có trong nhiều thập kỷ, dự kiến gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho các nền kinh tế

Người Mỹ chi tiêu nhiều hơn, còn chi tiêu tiêu dùng của người châu Âu bị đình trệ

Vào tháng 4, Huw Pill, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh đã cảnh báo rằng công dân nước này có thể sẽ phải chấp nhận thực trạng rằng họ sẽ nghèo hơn và khó có thể nhận được mức lương cao.

Châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ chưa từng có trong nhiều thập kỷ, dự kiến gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho các nền kinh tế

Năm 2023, GDP của Mỹ gần gấp đôi Eurozone. Năm 2008, hai khu vực ngang nhau

Với việc chi phí đi vay tăng, các nhà kinh tế châu Âu cho rằng thuế có thể sẽ tăng theo và gây ra áp lực cho người tiêu dùng. Thuế ở châu Âu đã cao hơn so với thuế ở các nước giàu có khác, tương đương khoảng 40-45% GDP - cao hơn 27% ở Mỹ. Nghĩa là người lao động Mỹ mang về nhà gần 3/4 số tiền lương của họ, trong khi công dân Pháp và Đức chỉ giữ một nửa.

Ngoài ra, nhiều người lao động tại khu vực này có xu hướng chọn công việc có nhiều thời gian rảnh hơn thay vì tiền lương cao. Gần một nửa số nhân viên trong ngành y tế của Đức chọn làm việc khoảng 30 giờ mỗi tuần thay vì toàn thời gian.

Thành Hưng

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hưng Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại