24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Minh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Châu Âu 'chật vật' tìm giải pháp cho vấn đề năng lượng

"Cuộc chiến kinh tế" mà phương Tây khởi xướng sau sự kiện Ukraine tạo ra một loạt điều kiện thị trường mới.

Châu Âu đang gặp khó khăn trong vấn đề năng lượng khi giá khí đốt liên tục tăng cao, một phần do nền kinh tế phục hồi sau thời gian khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, một phần do căng thẳng bùng phát giữa Nga và Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga mà mới đây nhất, gói trừng phạt thứ 5 liên quan đến than đá đã khiến người dân châu Âu lo lắng sẽ không có nhiên liệu để sưởi ấm trong mùa đông sắp tới nếu EU dự định tiếp tục trừng phạt Nga bằng các biện pháp mới liên quan đến dầu và khí đốt.

Trước tình hình này, mới đây, Bỉ đã phát động chiến dịch tuyên truyền cho người dân về ý thức tiết kiệm năng lượng. Với khẩu hiệu "Hãy sử dụng năng lượng một cách thông minh", chính phủ Bỉ khuyến nghị người dân tiết kiệm khí đốt và nhiên liệu bằng cách giảm tải hệ thống sưởi cũng như hạn chế sử dụng xe ôtô cá nhân.

Tại Pháp, cơ quan chức năng cũng có kế hoạch sẽ tiến hành các đợt cắt giảm luân phiên nguồn khí đốt đối với những nhà tiêu thụ lớn.

Về cấp độ liên minh, châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp khả thi để tự chủ trong vấn đề năng lượng, dựa trên mức độ nhu cầu về khí đốt tự nhiên và khả năng tự sản xuất. Vào giữa tháng 3, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố báo cáo nêu bật một chiến lược đầy tham vọng để bù đắp lượng khí thiếu hụt. Chiến lược này dựa trên năng lượng tái tạo, thay đổi hành vi của người tiêu dùng và đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.

Hiện nay, nguồn cung khí đốt của EU chủ yếu là từ Nga. Năm 2020, châu Âu tiêu thụ tổng cộng 394 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, trong đó Nga cung cấp 142 tỷ m3. Theo các nước châu Âu, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của từng nước là rất khác nhau.

Ví dụ, Đức, quốc gia muốn loại bỏ dần điện hạt nhân, sử dụng năng lượng hỗn hợp bao gồm 26% khí đốt tự nhiên (tương đương 80 tỷ m3), trong đó 65% đến từ Nga. Pháp đã nhập khẩu 46 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, nhưng chỉ 16% trong số này đến từ Nga.

Giải pháp ngắn và dài hạn

Khủng hoảng địa chính trị Nga-Ukraine đòi hỏi châu Âu phải tìm ra các giải pháp ngắn và dài hạn để bù đắp cho sự mất mát tiềm tàng về khối lượng cung cấp khí đốt từ Nga. EC đã đề xuất một kế hoạch cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

Theo đó, trong năm nay, EC đặt mục tiêu giảm 100 tỷ m3 khí đốt nhập khẩu của Nga. Để làm được điều này, EC đã đề xuất một số giải pháp thay thế.

EC đang trông chờ chủ yếu vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), lên đến 50 tỷ m3 từ các nhà cung cấp là Mỹ, Australia và thậm chí là Qatar.

Nhu cầu về LNG ở châu Âu đặt ra một số vấn đề, đặc biệt là về mặt hậu cần. Trên thực tế, châu Âu hiện có 19 bến cảng nhập khẩu LNG, có khả năng cấp lại LNG được vận chuyển bằng tàu, trong đó Pháp có 4 cảng là Fos-Tonkin, Fos-Cavaou, Montoir-de-Bretagne, Loon-Plage. Với 4 nhà ga này, Pháp có công suất tái định hóa là 36,75 tỷ m3/năm.

Tuy nhiên, số lượng cầu cảng tái định hóa hiện có ở châu Âu có khả năng tiếp nhận quá hạn chế để có thể dễ dàng tiếp nhận thêm LNG. Điều này dẫn đến hai vấn đề chính nảy sinh, đó là khối lượng xử lý của hầm khí sinh học, năng lực khối lượng bổ sung có thể được sản xuất và chuyển giao bởi các nhà sản xuất LNG chính như Mỹ, Australia, Qatar.

Đối với vấn đề đầu tiên, vào giữa tháng 3, Đức đã tuyên bố đẩy nhanh việc xây dựng hai cầu cảng tái định hóa LNG. Ngoài ra, quốc gia này đã ký hợp đồng với Qatar để đảm bảo khối lượng giao hàng dài hạn.

Vấn đề thứ hai là khả năng ngắn hạn của các nhà sản xuất LNG trong việc tăng năng lực sản xuất của họ. Về chủ đề này, Qatar tuyên bố muốn tăng sản lượng LNG lên 50% vào năm 2027.

Thế nhưng, chỉ riêng LNG thì không thể bù đắp được toàn bộ lượng khí đốt của Nga. EC nhận thức rõ điều này và đưa ra nhiều phương án thay thế, đó là kết hợp gió và năng lượng mặt trời.

EU đang muốn đẩy nhanh quá trình sản xuất năng lượng từ gió và năng lượng mặt trời, tránh việc sử dụng các trạm phát điện chạy bằng khí đốt để sản xuất điện. Hiện tại, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt sản xuất gần 20% lượng điện ở châu Âu. Trong số 27 quốc gia, việc sử dụng khí đốt là rất khác nhau.

Do đó, châu Âu muốn tập trung vào việc tăng cường lắp đặt các phương tiện sản xuất năng lượng tái tạo trên toàn lãnh thổ liên minh. Việc tăng tốc này có thể bù đắp cho việc sử dụng 22,5 tỷ m3 khí đốt tự nhiên ở châu Âu.

Ngoài việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, quan điểm của một số quốc gia về điện hạt nhân có thể được xem xét lại. Đó là trường hợp của Bỉ. Vào giữa tháng 3, nước này đã thông báo về việc gia hạn hoạt động của một số nhà máy điện hạt nhân là Doel 4 và Tihange 3. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Đức, có thể làm theo, nếu cuộc khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục.

Cân bằng thị trường khí đốt

Việc giảm khối lượng khí đốt của Nga và sự tự chủ về năng lượng của châu Âu sẽ dẫn đến hiện tượng đảo lộn nhu cầu. Sự tăng giá trên thị trường khí đốt tự nhiên, cũng như trên thị trường dầu mỏ, sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Để giúp người dân, chính phủ một số quốc gia đã cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung.

Từ ngày 15/4 tại Pháp, việc thay thế các nồi hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch (khí đốt, dầu đốt) sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Pháp cũng hỗ trợ để tăng tốc độ lắp đặt máy bơm nhiệt đã được cung cấp cho các cá nhân và chuyên gia, trong khuôn khổ Giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng (CEE).

Nếu châu Âu không thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt một cách đầy đủ, hệ thống hạn ngạch cho những người tiêu dùng chuyên nghiệp lớn nhất có thể được đưa ra.

Việc phát triển nhanh chóng của lĩnh vực phân hủy kỵ khí để tự cung khí đốt cũng là một giải pháp của châu Âu. Năm 2019, lĩnh vực sản xuất điện từ quá trình methan hóa đã đạt được 1/3 mục tiêu gia tăng sản lượng điện tái tạo. Việc bơm khí sinh học vào các mạng lưới đã đạt được 9% mục tiêu.

Năm 2020, lĩnh vực năng lượng sinh học (trong đó phân hủy kỵ khí là một phần) chỉ chiếm 1,9% tổng năng lượng của Pháp trong sản xuất điện. Đối với khí đốt tự nhiên tiêu thụ ở Pháp, tỷ lệ này chỉ là 1%. Với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, châu Âu và Pháp sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực phân hủy kỵ khí.

Những cấu trúc tương tự sẽ được triển khai tại các quốc gia thành viên EU khác với mục tiêu là trở nên tự chủ hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ khí tự nhiên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả