menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngọc Bảo

Châu Âu bấn loạn vì Covid 19, Italy và Bồ Đào Nha có thể rời khỏi eurozone?

Italy và Bồ Đào Nha có thể buộc phải rời khỏi eurozone giữa lúc bất hòa gia tăng về vấn đề viện trợ trong khủng hoảng Covid-19.

Italy và Bồ Đào Nha đã gây sốc cho Liên minh châu Âu (EU) sau khi bày tỏ sự giận dữ trước việc các nền kinh tế hàng đầu của khối này là Pháp và Đức từ chối giúp đỡ họ trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Lời đe dọa đáng báo động của cả Italy lẫn Bồ Đào Nha về việc rời eurozone càng khiến cho khu vực đồng tiền chung này thêm hỗn loạn, nhất là khi người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde từ chối tiết lộ liệu bà có hành động để ngăn các nền kinh tế trượt vào suy thoái hay không.

Ngày 13/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố châu Âu hiện là "tâm chấn" của đại dịch Covid-19, khi dịch bệnh này đã khiến cho Italy và Tây Ban Nha phải phong tỏa toàn quốc. Các nước bị tác động nặng nề của Covid-19 như Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vốn đã sở hữu những nền kinh tế mong manh từ trước khi đại dịch bùng phát. Do đó, sự hỗ trợ của eurozone đối với những nước này là cần thiết, nếu không họ có thể buộc phải rời khu vực đồng tiền chung này.

Phóng viên Goes viết: "Ở châu Âu, các nước cần phải phối hợp hành động, đây là điều thực sự rất cần thiết và cấp bách, thế nhưng hiện giờ sự phối hợp hành động đó gần như vắng bóng. Hãy nhìn vào sự can thiệp của Lagarde trong tuần này. Thật bất hạnh khi bà ấy không làm gì để trấn an các thị trường. Liệu ECB có ở đó để giúp nền kinh tế Italy vốn đang vô cùng khốn đốn hay không?

Chúng ta đã nghe thấy chính phủ Đức tuyên bố ngày hôm qua rằng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ giới doanh nghiệp Đức, cung cấp cho họ bất kỳ sự giúp đỡ nào mà họ cần. Chính phủ Pháp cũng đưa ra những tuyên bố tương tự để giúp tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Thế nhưng những nước nhỏ hơn trong eurozone thì sao? Họ bị ràng buộc bởi các quy định quản trị của eurozone. Họ phải để mắt tới các khoản thâm hụt và nợ công của mình. Chúng tôi hiểu rằng trong tuyên bố của mình, bà Lagarde muốn bóng gió nói rằng việc giữ Italy và Bồ Đào Nha, hay bất kỳ nền kinh tế dễ bị tổn thương nào khác, ở lại eurozone không phải là việc của chúng ta"

Bà Goes khẳng định "Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng và tôi hy vọng sẽ có thêm những hành động tập thể bởi tác động đối với những nền kinh tế thuộc châu Âu này sẽ vô cùng thảm khốc".

Những nhà kinh tế học có uy tín như cựu Tổng Giám đốc Bộ Tài chính Italy Lorenzo Codogno và Giáo sư Ashoka Mody (Đại học Princeton) đều cho rằng Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 của eurozone nên yêu cầu sự hỗ trợ ngay lập tức từ quỹ cứu trợ của eorozone.

Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng về eurozone của tổ chức Pantheon Macroeconomics, đánh giá những phát biểu của bà Lagarde “sẽ bị coi là một sự bất lực mang tính thảm họa” còn nhà kinh tế Liam Halligan cho rằng cuộc đấu tranh để "ngăn chặn" sự sụp đổ của eurozone là “vấn đề kinh tế lớn nhất trên thế giới" hiện giờ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại