24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Khánh Hưng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Châu Á và cuộc đua tài chính xanh

Thị trường tài chính xanh toàn cầu đã đạt giá trị khoảng 1 nghìn tỷ USD trong vòng 5- 6 năm qua.

Châu Á đang trở thành khu vực có cuộc chạy đua phát triển tài chính xanh của nhiều ngân hàng toàn cầu, đặc biệt của các ngân hàng Châu Âu.

Các ngân hàng hàng đầu Châu Âu đang chú trọng phát triển thị trường tài chính xanh, đặc biệt ở khu vực châu Á. Các ngân hàng này đang tìm cách thúc đẩy các cơ hội kinh doanh theo tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (tiêu chuẩn ESG).

Tiêu chuẩn này sẽ thúc đẩy các ngân hàng Châu Âu ban hành các quy định về khai thác nhu cầu giữa các công ty có kế hoạch phát hành trái phiếu môi trường và các mã chứng khoán khác.

Thương vụ ngoại hối đầu tiên tại thị trường Châu Á tuân thủ theo tiêu chuẩn ESG được ký kết vào tháng 6 vừa qua giữa Công ty Olam International của Singapore và Ngân hàng Deutsche Bank của Đức. Theo đó, Deutsche Bank đã vạch ra cơ chế trao đổi để giúp Olam đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Công ty Olam vốn được biết đến là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thân thiện với môi trường và không bóc lột lao động cũng như không sử dụng lao động trẻ em.Sau khi biết việc Công ty Olam đang tìm kiếm mối quan hệ kinh doanh với một ngân hàng toàn cầu, Deutsche Bank đã tiếp cận và làm việc với doanh nghiệp Singapore này.

Trong 6 tháng qua, Deutsche Bank đã liên tiếp áp dụng các chương trình tài trợ cho phát triển bền vững.Vào tháng 5 vừa qua, ngân hàng này đã thông qua chương trình mục tiêu tăng cường tài chính và đầu tư bền vững lên 200 tỷ EUR (236,98 tỷ USD), đồng thời phát hành trái phiếu xanh lần đầu tiên vào tháng 6 vừa qua để gây quỹ riêng cho các dự án môi trường.

Đến tháng 7 vừa qua, Ngân hàng này đã công bố quyết định chấm dứt các hoạt động kinh doanh toàn cầu trong ngành khai thác thanvào năm 2025, đồng thời đưa ra các tiêu chí rõ ràng để phân loại tài trợ ESG.

Trong một cuộc khảo sát mở rộng do HSBC thực hiện vào năm 2017 về các triển vọng phát triển đến năm 2050, HSBC đã ghi nhận sự chuyển dịch sang một xã hội carbon thấplà một xu hướng rõ ràng.Thông qua chiến lược tăng cường tài chính bền vững, HSBC cho biết sẽ cung cấp 100 tỷ USD vào năm 2025 để hỗ trợ các chương trình giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.Ngân hàng này cũng cho biết đã huy động được 52,4 tỷ USD vào cuối năm 2019 theo chiến lược phát triển đó.

Châu Á và cuộc đua tài chính xanh

Olam International của Singapore có các hoạt động nông nghiệp thân thiện với môi trường, không có lao động cưỡng bức hoặc trẻ em

Trong khi đó, nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng của Đức Henkel đã phát hành trái phiếu giảm thiểu chất thải nhựa đầu tiên trên thế giới vào tháng 7 vừa qua, dưới sự giúp đỡ của HSBC.Công ty đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về bao bì bền vững khi cho biết 100% bao bì của họ sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Số tiền huy động được sẽ được đầu tư để phát triển các hoạt động này.

Các ngân hàng Châu Âu đang dẫn đầu về tài chính xanh, nhờ các quy định thắt chặt trong khối.Liên minh Châu Âu đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide trong khu vực xuống gần bằng 0 vào năm 2050 khi áp dụng hệ thống phân loại của EU, phân loại các doanh nghiệp bền vững.EU cũng tạo điều kiện tối đa về các chính sách ưu đãi cho các ngân hàng trong việc tính toán các khoản tín dụng đối với các doanh nghiệp bền vững liên quan tới các quy định về tỷ lệ an toàn vốn.

Ngoài Deutsche Bank và HSBC, nhiều ngân hàng khác tại Châu Âu cũng đang có những động thái tương tự.BNP Paribas của Pháp đang là ngân hàng hàng dẫn đầu thế giới trong việc cung cấp các khoản vay liên quan đến ESG. Ông Noemie Peiffer, Giám đốc điều hành của BNP Paribas trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết ngân hàng gần đây đã chú trọng đến chuỗi cung ứng tài chính xanh.

Cụ thể, nếu các doanh nghiệp được mục tiêu ESG, BNP Paribas sẽ cắt giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp này.

Số lượng trái phiếu được phát hành và các khoản cho vay liên quan đến ESG được giải ngân trên toàn cầu, đã lên tới tổng cộng 1 nghìn tỷ USD trong vòng 5- 6 năm qua, trong đó dẫn đầu là các ngân hàng Châu Âu.

Các ngân hàng Châu Âu đang kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều cơ hội kinh doanh, bao gồm cả việc phát triển các cơ sở năng lượng tái tạo ở Châu Á - nơi thải ra một lượng lớn carbon dioxide.Thị trường Châu Á có thể sẽ là lĩnh vực cạnh tranh chính của các “ông lớn” ngân hàng trên toàn cầu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả