menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thành Dũng

Châu Á tiếp tục đón nhận làn sóng dịch chuyển trước khả năng Hong Kong 'đánh mất' trạng thái đặc biệt

Có lẽ Việt Nam nên nghiên cứu quy hoạch Phú Quốc thành khu kinh tế đặc biệt theo cơ chế mở để biến Phú Quốc thành một Hồng Kông mới trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới?

Hong Kong là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, nhưng tương lai của nó đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa ngày càng tăng khi thành phố trở thành một điểm sáng trong cuộc đấu tranh kinh tế và địa chính trị khốc liệt để giành quyền kiểm soát giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và trạng thái đặc biệt của Hong Kong

Hong Kong có vị thế là một trung tâm tài chính hưng thịnh với một số yếu tố, như luật pháp, tư pháp độc lập, thuế quan tương đối thấp cũng như sự tập trung lớn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và pháp lý.

Sự tiếp cận của thành phố đến Trung Quốc đại lục và sự gần gũi với các quốc gia khác trong khu vực cũng đang là những yếu tố có lợi cho Hong Kong. Mặc dù tầm quan trọng của những thành phố như Thượng Hải và Thâm Quyến trong việc trở thành trung tâm tài chính của Trung Quốc đang ngày càng tăng, song Hong Kong vẫn là cửa ngõ chính kết nối Trung Quốc đại lục với thị trường tài chính toàn cầu.

Trung Quốc đại lục có sự kiểm soát vốn rộng rãi và thường can thiệp vào hệ thống tài chính, trong khi Hong Kong là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới và là thị trường lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Do đó, các công ty quốc tế thường sử dụng Hong Kong làm trụ sở để mở rộng sang Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng sử dụng thị trường tài chính của Hong Kong để thu hút các quỹ nước ngoài. Ngoài ra, quyền truy cập vào hệ thống tài chính USD đang là chìa khóa để Trung Quốc tiếp tục mua các công ty nước ngoài mà không bị hạn chế tài chính tiền tệ.

Thời gian gần đây, vai trò quan trọng của Hong Kong là cửa ngõ cho dòng chảy thương mại và tài chính với Trung Quốc đại lục đã dần bị giảm bớt bởi sự phát triển nhanh chóng của các trung tâm tài chính, đặc biệt là Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến, cũng như quá trình tự do hóa thị trường vốn và nợ của Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng đã tiếp tục củng cố vai trò của Hong Kong với tư cách là một trung tâm tài chính quan trọng của Trung Quốc đại lục, đó chính là là đồng HKD như một loại tiền tệ có thể chuyển đổi hoàn toàn với USD, vì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chưa phải là một loại tiền tệ có thể làm được điều đó.

Mỹ từ lâu đã có mối quan hệ đặc biệt với Hong Kong, mặc dù thành phố từng là thuộc địa của Anh và giờ là một phần của Trung Quốc.

Nước Anh, nơi ban đầu tuyên bố lãnh thổ tại Hong Kong trong các cuộc chiến tranh nha phiến, đã trao trả thành phố lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Sau đó, Bắc Kinh cam kết rằng Hong Kong sẽ giữ quyền tự trị cao độ dưới hình thức "một quốc gia, hai hệ thống".

Mặc dù là một phần của Trung Quốc, song Hong Kong vẫn hoạt động theo luật riêng bao gồm các quyền tự do kinh tế và dân sự vốn không thể tìm thấy ở Trung Quốc đại lục.

Trạng thái đặc biệt mà Washington dành cho Hong Kong cũng đã thể hiện rõ sự khác biệt này. Theo Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ-Hong Kong năm 1992, Hong Kong được đối xử khác với Trung Quốc bởi luật pháp Mỹ khi nói đến các giao dịch tài chính, nhập cư và thương mại. Tình trạng này đã tạo điều kiện giúp giao dịch hàng năm giữa hai bên tăng lên khoảng 38 tỷ USD.

Với trạng thái đặc biệt, đồng USD có thể được chuyển đổi tự do với đồng HKD, khiến thành phố này trở thành một nơi đặc biệt hấp dẫn cho các công ty Mỹ để kinh doanh. Hong Kong hiện được hưởng nhiều ưu đãi về thương mại, nghĩa là chịu ít hoặc không áp dụng thuế quan và các chi phí khác. Ngoài ra, Mỹ và Hong Kong cũng đang được hưởng lợi từ việc miễn thị thực, giúp các nhà điều hành doanh nghiệp dễ dàng đến và đi.

Hong Kong mất trạng thái đặc biệt và cơ hội cho các nước trong khu vực

Nếu Mỹ xóa bỏ tình trạng đặc biệt của Hong Kong, tất cả những điều đó có thể sẽ chấm dứt.

Tùy thuộc vào phản ứng của Washington, việc loại bỏ trạng thái đặc biệt có thể khiến Mỹ đối xử với Hong Kong giống như cách họ đối xử với bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là mức thuế cao hơn, bao gồm cả những điều luật được ban hành giữa cuộc chiến thương mại. Di chuyển giữa hai nơi cũng sẽ bị hạn chế và điều này có thể khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ chọn phương án rời đi.

Việc loại bỏ tình trạng đặc biệt cũng có thể dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các khoản đầu tư vào Mỹ của các công ty Hong Kong. Trong những năm gần đây, Washington đang ngày càng gây khó khăn cho các công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào nước này.

Các nhà phân tích cho biết, khoảng 1.300 công ty Mỹ đang hoạt động tại Hong Kong sẽ phải đối mặt với nhiều điều kiện hoạt động khó khăn hơn, chi phí di dời cao và nguy cơ các giám đốc điều hành của họ có thể bị đưa ra tòa án đại lục nơi chính trị thường vượt trội hơn luật pháp. Nếu thực sự Hong Kong đánh mất trạng thái đặc biệt, chắc chắn các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lên kế hoạch dịch chuyển, đặc biệt là các công ty của Mỹ.

Trước đó, khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang, khu vực châu Á đã bắt đầu ghi nhận làn sóng dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi đại lục. Cả Nhật Bản và Mỹ đều đang khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc.

Đầu quý II/2020, chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế của mình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nước này rút khỏi Trung Quốc. Làn sóng này không những xuất phát từ nhu cầu tránh thuế quan của Mỹ mà còn bởi các xu hướng dài hạn hơn, bao gồm cả tiền lương nhân công ngày càng cao và sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, xu hướng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và sắp tới đây có thể là Hong Kong sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực.

Không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều "đối thủ nặng ký" khác đang muốn đón nhận dòng vốn này. Trong đó phải kể tới Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Các chính sách và ưu đãi của các nước trong khu vực trong thời gian sắp tới sẽ là yếu tố định hình làn sóng dịch chuyển, vì vậy 3 yêu cầu bao gồm nhanh, kịp thời và hiệu quả sẽ là thứ quyết định "người chiến thắng" trong cuộc đua thu hút vốn FDI từ Trung Quốc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả