Châu Á thiếu thống nhất trong chấp nhận hộ chiếu vắc xin COVID-19 gây khó cho đi lại quốc tế
Tại nhiều nơi ở châu Á, vấn đề nằm ở chỗ cơ chế tương hỗ. Nhiều nước muốn nước khác chấp nhận người dân nước họ không phải cách ly nhưng không chịu đối xử tương đương.
Các nước châu Á đang phụ thuộc ngày một nhiều vào các chứng chỉ tiêm vắc xin COVID-19 nhằm bình thường hóa hoạt động đi lại quốc tế, đi lại quốc tế dường như đã “đóng băng” trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, mức độ lây lan chóng mặt của biến chủng delta đã khiến cho các nước châu Á khó thống nhất về một chuẩn chung khi nhập cảnh bởi xét đến tốc độ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 khác nhau cũng như hạ tầng y tế không đồng đều tại châu Á. Điều này cho thấy những thách thức của việc mở cửa biên giới cũng như miễn trừ cách ly cho khách đến có cầm theo hộ chiếu vắc xin COVID-19.
Từ ngày 10/8/2021, chính phủ Singapore đã bắt đầu cho phép nhập cảnh với những người lao động nước ngoài và người phụ thuộc của họ. Người nhập cảnh cần phải trình ra bằng chứng đã tiêm vắc xin COVID-19 và xét nghiệm âm tính với COVID-19 ngay khi đến Singapore. Thế nhưng, họ sẽ vẫn phải chấp nhận cách ly 2 tuần tại các cơ sở được cấp phép và tự trả chi phí này.
Trước đây, việc vào Singapore chỉ được cấp phép vô cùng hạn chế thông qua quá trình rà soát từng trường hợp một. Nhiều người lao động nước ngoài từng làm việc ở Singapore chính vì vậy không thể vào được đất nước.
Quy định nới lỏng này được đưa ra khi mà Singapore ghi nhận hơn 100 ca nhiễm mỗi ngày tính từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8/2021. Singapore hiện đã tiêm chủng cho tỷ lệ lớn người dân nước này. Theo số liệu của Our World in Data, 70% dân số Singapore đã được tiêm đầy đủ vắc xin COVID-19 tính đến ngày thứ Năm tuần vừa rồi.
Vào đầu tháng này, Việt Nam đã cắt giảm thời hạn cách ly với những người nước ngoài đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 xuống còn 7 ngày từ con số 14 ngày trước đó. Chính phủ Philippines cũng đã thu ngắn thời gian cách ly với người đã tiêm vắc xin COVID-19 được chính phủ Philippines hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.
Tại Hàn Quốc, những doanh nhân nước ngoài đã được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ đã có thể nộp hồ sơ xin miễn trừ cách ly từ ngày 1/7/2021, tuy nhiên đi kèm nhiều điều kiện. Những học giả hoặc người đến với mục đích nhân đạo, kể cả người muốn thăm thân cũng có thể được phép nộp hồ sơ xin miễn cách ly.
Chính phủ Hàn Quốc không chỉ chấp thuận những người tiêm vắc xin COVID-19 được Hàn Quốc chấp thuận mà cả những người tiêm vắc xin COVID-19 của Sinopharm và Sinovac. Cả hai loại vắc xin COVID-19 này đã được WHO cấp phép tuy nhiên hiện đang xuất hiện nhiều lo lắng trên khắp thế giới về mức độ an toàn và tính hiệu quả của nó.
Một số nhà quan sát tại Hàn Quốc cho rằng việc cho những người nước ngoài tiêm vắc xin loại đó vào Hàn Quốc sẽ làm giảm hiệu quả của những biện pháp chống dịch. Tính đến hiện tại chỉ 19% dân số Hàn Quốc đã tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin COVID-19.
Giáo sư tại Viện chính sách châu Á, ông Lee Dong Gyu, chỉ ra: “Hàn Quốc là nước đầu tiên không loại trừ người tiêm vắc xin COVID-19 của Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng nhiều công dân nước ngoài ở Hàn Quốc có quốc tịch Trung Quốc, chính vì vậy dự kiến sẽ có lượng lớn người Trung Quốc sang Hàn Quốc”.
Tại nhiều nơi ở châu Á, vấn đề nằm ở chỗ cơ chế tương hỗ. Tại Nhật, vào cuối tháng 7/2021, chính phủ Nhật đã bắt đầu phát hành chứng chỉ vắc xin Covid-19 cho công dân và người đang sống tại Nhật. Tuy nhiên trong khi Nhật đề nghị các nước khác miễn cách ly cho công dân Nhật đã tiêm vắc xin COVID-19, Nhật lại không chịu chấp nhận tương ứng.
Riêng trong ngày thứ Năm, Nhật công bố 18.000 ca nhiễm COVID-19, mức cao kỷ lục tính từ sau khi Olympic Tokyo. Chỉ 37% người Nhật được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận