menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Tuyên Đức

Châu Á là giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine?

Liệu một cuộc chiến tranh “nóng” có thể bị đánh bại bằng các phương pháp lạnh lùng hơn và những công nghệ mới tránh xa tiếng súng và các cuộc pháo kích?

Câu hỏi đang được đặt ra cấp bách khi Vladimir Putin tiếp tục cuộc tấn công chết chóc và đẫm máu vào Ukraine, với các giải pháp trừng phạt được nâng cao từ mọi phía, một số lâu dài hơn - vào thời điểm đó Ukraine có thể đã bị nghiền nát dù có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ - và những giải pháp khác, hy vọng là sẽ có tác dụng tức thời.

Trước hết là các kế hoạch làm tê liệt hệ thống ngân hàng Nga, đặc biệt là việc loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, một động thái mà Đức cuối cùng đã đồng ý. Nhưng bên cạnh chiến lược tài chính, còn có việc chấm dứt hoạt động thương mại và ngắt chuỗi cung ứng, khiến Nga mất khả năng tiếp cận các trang thiết bị, dịch vụ hậu cần và vũ khí quan trọng, khiến việc duy trì một lực lượng xâm lược khổng lồ trên thực địa ngày càng khó khăn hơn.

Và sau đó là mục tiêu tham vọng hơn nữa, chấm dứt sự phụ thuộc quá lớn của Tây Âu vào xuất khẩu dầu khí của Nga (với khí đốt hiện là 40% và riêng Đức chiếm tới hơn 50%). Rõ ràng, sự thay đổi về mức độ phụ thuộc này cần có thời gian và các lựa chọn thay thế sẽ phải tăng lên, chẳng hạn như nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Nhưng ít nhất ý tưởng này đã nhận được một chút thúc đẩy từ quyết định gần đây của Đức về việc trì hoãn khánh thành đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 2, mặc dù trên thực tế, cần lưu ý rằng mạng lưới Dòng chảy phương Bắc 1 rộng lớn vẫn tiếp tục bơm tới 55 tỷ mét khối khí đốt vào thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, tất cả các kế hoạch này phụ thuộc vào một yếu tố lớn hơn nhiều. Các biện pháp trừng phạt, cấm vận, hạn chế thương mại và các can thiệp điện tử từ phương Tây sẽ chẳng có giá trị gì nếu tất cả chúng được bù đắp từ phương Đông. Nếu các khách hàng, đối tác và đồng minh của Nga ở châu Á, cũng như châu Phi và các khu vực khác trên thế giới chỉ cần thực hiện các giao dịch kinh doanh như bình thường, hoặc thậm chí đồng ý với các biện pháp hỗ trợ đặc biệt để phá vỡ các rào cản cấm vận của phương Tây bằng các biện pháp “cửa hậu”, tất cả những nỗ lực này sẽ bị vô hiệu hóa, điều Putin chắc chắn đang hy vọng.

Và Putin có lý do chính đáng để hy vọng như vậy. Đúng là Nhật Bản đã lần đầu tiên đồng ý tham gia các lệnh trừng phạt đối với Nga, nhưng còn Trung Quốc thì sao? Và những người chơi lớn khác ở châu Á nữa, cần lưu ý rằng phần lớn tăng trưởng kinh tế của thế giới trong vài thập kỷ tới sẽ diễn ra ở khu vực này. Đây là khu vực mà các mạng lưới thương mại mới khổng lồ của tương lai đang hình thành. Đối với Nga, thị trường khí đốt và dầu mỏ châu Á có thể sớm lấn át Tây Âu.

Người Trung Quốc khá miễn cưỡng khi thể hiện sự tán thành tại Liên hợp quốc trước hành động gây hấn đẫm máu của Nga, và đã bỏ phiếu trắng đối với dự thảo đề xuất lên án hành động xâm lược này. Nhưng họ có nhiều kế hoạch để cố gắng phá vỡ sự thống trị của đồng USD bằng đồng tiền mới và các hệ thống trao đổi và thanh toán thay thế khác, cũng như nhiều kế hoạch để tiếp tục trở thành khách hàng lớn nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Các đường ống dẫn khí đốt mới đến Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động và nhiều đường ống đang trong quá trình hoàn thiện. Ví dụ, đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương sẽ vận chuyển khối lượng lớn dầu thô đến châu Á và các thị trường khác.

Bài học là rõ ràng. Trừ khi sự đoàn kết chống lại cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine thực sự mang tính toàn cầu, chứ không chỉ ở phương Tây, châu Âu và NATO, áp lực buộc Putin ngừng các cuộc tấn công dữ dội sẽ không có tác dụng. Putin biết rằng NATO sẽ không triển khai quân đội (trên mặt đất) để bảo vệ Ukraine. Ông hiểu rằng ngay cả lực lượng không quân NATO cũng sẽ không can thiệp, mặc dù điều đó sẽ giúp đỡ rất nhiều cho các chiến binh kháng chiến Ukraine. Putin nghĩ rằng ông ấy có thể nhận được sự trợ giúp từ những người bạn châu Á hùng mạnh của mình, và đây là nơi ông ta phải được chứng minh là sai.

Nước Anh phải ở một vị trí đặc biệt để giúp đỡ trên mặt trận này, nhờ vào mối liên kết tuyệt vời với các mạng lưới châu Á đang phát triển và với các thành viên của Khối thịnh vượng chung. Nhưng Anh phải tiếp tục nỗ lực để giữ mối quan hệ với các nước bạn bè của mình ở châu Á - cả lớn và nhỏ - luôn được làm mới và thân thiện để đảm bảo sự sẵn sàng và hợp tác đầy đủ trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như hiện nay. Liệu London có giúp xây dựng hệ thống phòng thủ và hiện đại hóa lực lượng an ninh của họ với tất cả các công nghệ mới hiện có, chẳng hạn như máy bay quân sự không người lái giá rẻ nhưng nguy hiểm mà Thổ Nhĩ Kỳ đang xuất khẩu và đã được sử dụng rất thành công trong các cuộc xung đột gần đây, kể cả ở châu Á?

Câu trả lời cho điều đó là không chắc chắn. Các quốc đảo nhỏ ở Nam Á, từ lâu đã bị các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh coi là không có liên quan chiến lược, giờ đây đang được Trung Quốc thâm nhập và giúp đỡ cả về mặt thương mại và quân sự. (Điều tương tự cũng đang xảy ra ở vùng Caribbe). Trong khi đó, theo Reuters, Ấn Độ đang tìm hiểu các tài khoản giao dịch thương mại mới và chuyển tiền cho Nga bằng đồng Rupee để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây. Quá nhiều đối với một nền dân chủ được cho là lớn nhất thế giới, khi dường như họ không đứng về phía các nền dân chủ khác mà lại ủng hộ vai trò lãnh đạo không đáng tin cậy của Nga (hiện đang sát hại người dân và trẻ em với danh nghĩa duy trì “ổn định và an ninh”).

Và liệu có đủ các kênh ngay cả với Trung Quốc để chia sẻ nhận thức về những gì đang đe dọa họ nếu Nga không bị ngăn chặn và cuộc xung đột ở Ukraine sẽ leo thang thành một cuộc chiến tranh thế giới quy mô lớn hơn?

Bài học là rõ ràng. Nếu các quốc gia không quan tâm thường xuyên đến bạn bè và đồng minh của họ trong một thế giới đang thay đổi và coi đó là lẽ đương nhiên, thì khi một cuộc khủng hoảng thực sự xuất hiện, họ không thể mong đợi sự ủng hộ một cách tự động hoặc mạnh mẽ.

Sự thống nhất hiện nay là điều cần thiết như một mặt trận chung để ngăn chặn Putin, và nó phải toàn diện, có quy mô toàn cầu và vững chắc. Phương Tây vốn được coi là người chơi thống trị và hùng mạnh trong thế kỷ XX giờ đây không còn có thể tự mình giải quyết. Đối với câu hỏi được đặt ra ở phần đầu bài bình luận này, câu trả lời lần này, trong thế kỷ này, có thể được tìm thấy ở các trung tâm quyền lực lớn ở châu Á cũng tương tự như ở Washington, London hoặc trụ sở của NATO ở Brussels.

Theo Japan Times

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
11 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại