Châu Á, điểm sáng của nhu cầu thép toàn cầu
Nhu cầu thép toàn cầu tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm nay và năm tới do nền kinh tế thế giới suy yếu và tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc nhưng nhu cầu thép tại khu vực châu Á đang phát triển (không tính Trung Quốc) vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhu cầu thép toàn cầu tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm nay và năm tới do nền kinh tế thế giới suy yếu và tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc nhưng nhu cầu thép tại khu vực châu Á đang phát triển (không tính Trung Quốc) vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
WSA dự báo trong năm 2019. Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ thép lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Ảnh: Deccan Herald |
Dự báo trên được đưa ra trong báo cáo gần đây của Hiệp hội Thép quốc tế (WSA) có trụ sở ở Brussel, Bỉ.
WSA dự báo nhu cầu thép toàn cầu đạt 1.735 triệu tấn trong năm 2019, tăng 1,3% so với năm 2018. Bước sang năm sau, WSA cho rằng nhu cầu thép toàn cầu chỉ tăng trưởng 1% lên mức 1.752 triệu tấn. Tại khu vực Trung Đông, nhu cầu thép được dự báo giảm 2,6% xuống 48,9 triệu tấn trong năm 2019 và phục hồi nhẹ lên mức 49,5 triệu tấn vào năm 2020.
Trong khi đó, nhu cầu thép ở các nền kinh tế phát triển được dự báo tăng 0,3% và 0,7% trong năm nay và năm sau. Như mọi khi, Trung Quốc giữ ngôi đầu toàn cầu về nhu cầu thép. WSA dự báo Trung Quốc sẽ tiêu thụ 843,3 triệu tấn thép trong năm 2019. Song bước sang năm 2020, WSA dự báo con số này sẽ giảm về còn 834,9 triệu tấn. WSA cho biết nhu cầu thép của Trung Quốc đang được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích kinh tế nhẹ của chính phủ trong năm 2018 và 2019 nhưng những tác động sẽ suy yếu vào năm sau. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 3-2019 đạt 80,33 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc.
Các kỳ vọng về việc chính phủ tăng cường các biện pháp kích thích để hỗ trợ các dự án hạ tầng đã đẩy giá thép thương lai ở Thượng Hải lên mức cao nhất trong 7 năm rưỡi vào hôm 22-4.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WSA Edwin Basson nhận định các biện pháp kích thích của chính phủ Trung Quốc sẽ lên đỉnh điểm trong năm nay. Ông dự báo Trung Quốc sẽ xuất khẩu 60-80 triệu tấn sản phẩm thép trong năm 2020. Tuy nhiên, ông cho rằng nhu cầu thép Trung Quốc đã đạt đỉnh và sẽ dao động đi ngang trong nhiều năm tới.
Điểm sáng trong báo cáo của WSA là nhu cầu thép ở khu vực châu Á đang phát triển (không tính Trung Quốc) được dự báo tăng 6,5% trong năm 2019 và 6,4% trong năm 2020. Đây là khu vực tăng trưởng mạnh nhất của ngành công nghiệp thép toàn cầu.
WSA dự báo trong năm 2019. Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ thép lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm ở Ấn Độ đạt 102,8 triệu tấn vào năm 2019 và tiếp tục tăng lên mức 110,2 triệu tấn vào năm 2020, tức tăng khoảng 7% mỗi năm. Tại các nước ASEAN, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng là điểm hỗ trợ lớn cho nhu cầu thép.
Saeed Gumran Al Remeithi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của WSA, cảnh báo các bất ổn về môi trường kinh doanh và biến động ở các thị trường tài chính trên toàn cầu vẫn chưa lắng dịu và điều này có thể tác động đến dự báo trên.
WSA có các thành viên là các nhà sản xuất thép, các hiệp hội thép quốc gia và khu vực, các viện nghiên cứu thép... đại diện cho 85% sản lượng thép toàn cầu.
Theo spglobal, Gulf News
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận