Chất thơ và nghệ thuật quản trị của doanh nhân
Thông qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, CEO Blue C Lê Quang Vũ xem chất thơ như một công cụ hữu hiệu để truyền thông điệp đến đội ngũ nhân sự cũng như để anh tạo thế cân bằng giữa những sự thật trần trụi và những thi vị mang tính hão huyền trong cuộc sống của người doanh nhân.
Tình yêu thơ đã hình thành trong anh như thế nào?
Khi những tác phẩm mọi người được học dường như chỉ là một lát cắt rất mỏng của thơ ca thì những người học chuyên văn như chúng tôi được tìm đến những giá trị mang tính chiều sâu. Tôi cũng được tiếp cận với nhiều nhà văn, nhà thơ mà các thầy quen biết và nhớ đến như Xuân Quỳnh hay Phan Thị Thanh Nhàn. Tất cả những thứ đó khiến cho tình yêu thơ đến với tôi một cách rất tự nhiên.
Mỗi người sẽ có cho mình một định nghĩa riêng về một thứ nào đó bất kỳ. Vậy với anh, thơ là gì?
Tại sao yêu thơ như vậy mà anh lại đi làm doanh nhân?
Tôi nghĩ, mỗi người sẽ có một cái tạng nào đó, là một lựa chọn, một hướng đi. Tôi cảm giác mình luôn muốn là người đi phía sau và hỗ trợ mọi người, tạo ra môi trường để họ toả sáng. Tôi cũng có thể là một ngôi sao toả sáng ở một góc nào đó nhưng tôi không nghĩ mình là một ngôi sao toả sáng theo kiểu một nhà thơ. Tôi viết rất nhiều nhưng tôi không nghĩ mình là một tác giả.
Trong guồng quay của câu chuyện cơm áo gạo tiền, làm thế nào để doanh nhân vẫn duy trì được một đam mê mang tính chất sở thích, thú vui?
Nhìn lại câu chuyện khi thơ là một chỗ dựa tinh thần của tôi, bất cứ khi nào tôi cần, thơ vẫn ở đó để tôi tìm đến, vậy thì “tại sao phải xoắn”, phải lăn tăn! Câu chuyện cơm áo gạo tiền thì cứ để nó là chuyện cơm áo gạo tiền, nhưng cần cân bằng để không vì nó mà đánh mất chính bản thân mình.
Nhiều lúc tôi phải làm việc với khách hàng, làm việc với những con số, những toan tính và chiến lược. Nhưng cũng có những lúc tôi muốn được ở một mình trong khoảng lặng riêng; lúc đó, thơ sẽ là một dòng suối chảy bên trong tâm hồn, hoà vào dòng máu theo một cách nào đó, giúp tôi cân bằng giữa những điều cần tính toán cho cuộc sống và những điều cần giữ riêng cho mình. Thơ là chất xoa dịu, chất cân bằng, bên ngoài càng xao động bao nhiêu thì bên trong càng yên tĩnh bấy nhiêu.
Theo anh, đến bây giờ còn nhiều người yêu thơ hay không?
Có nhiều người nói rằng không cảm được thơ. Vậy họ có phải là những con người khô khan?
Thơ không chỉ là câu chữ vì nếu chỉ dừng lại ở câu chữ thì thơ cũng chỉ là những câu có vần, âm điệu ghép vào với nhau. Có những loại thơ tự do, không có vần, thậm chí chỉ là một câu văn xuôi nhưng vẫn có thể làm cho con người lay động. Cái chất thơ còn quan trọng hơn hình thức thể hiện của nó, là cảm xúc thật sự lay động bên trong thông qua vẻ đẹp của ngôn ngữ và những thứ liên quan đến ngôn ngữ.
Vậy chất thơ đó liên quan như thế nào đến cách anh quản trị doanh nghiệp?
Là người làm truyền thông nội bộ, anh Vũ rất chú trọng yếu tố cảm xúc con người
Trong nhiều trường hợp, tôi viết thơ một cách tự nhiên. Tôi dùng thơ để truyền tải nhiều thông điệp truyền thông nội bộ, mọi người cũng dễ nhớ hơn.
Là người làm truyền thông nội bộ, tôi rất chú trọng yếu tố con người và thật sự coi trọng cảm xúc của con người. Thơ là một công cụ tốt để tôi làm quản trị. Tôi nhìn vào điểm tốt nhất của nhân sự để từ đó truyền cảm hứng và động viên để họ phát triển tốt hơn.
Tất nhiên, không phải thông điệp nào cũng được như mình mong muốn nhưng tôi luôn phải đặt lên bàn cân để cân bằng giữa thực tế trần trụi và cái thi vị có vẻ hão huyền. Trong một số trường hợp, tôi luôn tin vào trái tim hơn lý trí. Cách tiếp cận mềm mại theo kiểu tình cảm, thiên về những điều thanh tao, có ý nghĩa của thơ thường cho tôi những gợi ý tốt khi đưa ra quyết định.
Anh có nghĩ rằng lãnh đạo có chất thơ bên trong sẽ quản trị theo hướng nhân trị nhiều hơn là pháp trị?
Nhưng thực ra không thể nói pháp trị thì không có chất thơ vì có những nhà thơ trong và ngoài nước đã viết hững bài thơ rất khoẻ khoắn, thơ chiến đấu mà không hề uỷ mị. Cái chất thơ vẫn có ngay cả trong pháp trị chứ không chỉ nhân trị.
Như trong bài thơ “Lời mẹ dặn”, nhà thơ Phùng Quán có viết: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao doạ chết/ Cũng không nói ghét thành yêu…. Đó không thể gọi là thơ uỷ mị được.
Vậy làm thế nào để một người nhận biết được chất thơ của mình?
Đừng nhìn trên bề vỏ của ngôn ngữ để tìm ra một câu thơ có vần. Trong nhiều trường hợp, đừng thẩm định nghệ thuật hay tranh bằng góc nhìn của người khác, phải mở trái tim ra, mở tâm hồn ra để cảm nhận.
Tình yêu cũng có lúc thăng lúc trầm và đôi khi cũng sẽ tắt lịm. Vậy đã bao giờ anh bớt yêu thơ và anh sẽ yêu thơ đến bao giờ?
Xin cảm ơn anh!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận