Chart of the day – Tâm lý đến bi quan cùng cực
Chỉ báo độ rộng thị trường của chỉ số Dow Jones là chỉ báo đo lường số lượng cổ phiếu nằm trên mức trung bình 50 phiên (tất nhiên còn chia theo tỷ lệ để có tính biến thiên theo cycle).
Đến phiên 03/10/2022, chỉ báo này đang giảm sâu dưới mức 10, vùng này tạm gọi là bi quan đến cùng cực, đại loại là vùng này thể hiện sự bi quan và thường hình thành vùng đáy trong giai đoạn này (nhưng không hoàn toàn là chắc chắn), thể hiện trong biểu đồ đi kèm. Tâm lý này cũng đi kèm cùng với các chuyên gia phân tích tại Citi và Credit Suisse đã cắt giảm mục tiêu của chỉ số S&P500 trong năm 2022.
Đêm qua, Dow Jones đã hồi phục mạnh và có chút tia sáng nhẹ (tôi tạm gọi thuật ngữ là phân kỳ tăng). Điểm sáng là xu hướng ngắn hạn của lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã xác nhận xu hướng giảm, yếu tố hỗ trợ cho TTCK trong ngắn hạn. Cuối tuần này chờ thêm báo cáo việc làm tháng 09 để dự đoán anh Fed sẽ làm gì tiếp theo trong tháng 11, tóm lại dân trader đang cược là báo cáo việc làm sẽ yếu đi khi các tập đoàn lớn không còn đăng tuyển dụng và có xu hướng cut cost chi phí nhân sự.
Hôm qua các chỉ số PMI đều tựu chung là thấm đòn lãi suất, đặc biệt là tại khu vực châu Âu. Theo đó, PMI của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khi sức mua từ châu Âu đã yếu đi. Đồng thời, chỉ số VN-Index cũng đi hơn 45 điểm và P/E TTM cũng về 12.x, tâm lý chung là đã quá sợ và không dám mạo hiểm “bottom fishing”. Một là chờ giảm sâu (khảo sát thì thấy chưa biết giảm sâu về mức nào), dân mua theo giá trị thì chắc đợi P/E TTM về 10.x như đáy Covid (tức ứng với mức trung bình mức P/E-2STD). Hai là chờ xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn. Chung quy là chờ cho an toàn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận