"Chảo lửa Trung Đông" và ngành hưởng lợi
Trung Đông một lần nữa dậy sóng khi chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, tướng Mohammad Reza Zahedi cùng nhiều nhân vật quan trọng khác thiệt mạng, nghi do bị Israel tấn công ở Syria.
Truyền thông nhà nước Iran ngày 2/4 xác nhận chỉ huy cấp cao của lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, cùng nhiều nhân vật quan trọng khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công nghi do Israel thực hiện nhằm vào tòa nhà lãnh sự Iran ở thủ đô Damascus (Syria).
Tehran đã thề sẽ trả đũa. Vụ việc khiến hai nước đang chạm tới mốc ranh giới đỏ chiến tranh. Kịch bản nào có thể sẽ được Iran lựa chọn: Một cuộc tập kích trực diện nhằm vào Israel để khơi mào cho một cuộc chiến toàn khu vực hay những đòn đánh ủy nhiệm do Tehran đã xây dựng được lực lượng thân hữu hùng mạnh ở khu vực, vây quanh nhà nước Do Thái?
Kịch bản xung đột toàn diện: Không ai được lợi
Với đối thủ như Israel, việc Iran leo thang quân sự rất dễ dẫn tới cuộc xung đột toàn diện kéo theo nhiều quốc gia trong khu vực tham chiến. Kịch bản như vậy ở thời điểm hiện tại không có lợi cho Tehran bởi các lý do sau:
Thứ nhất, Israel đang có phần "sa lầy" trong cuộc xung đột tại Dải Gaza, làn sóng phản đối ít nhiều đang dâng cao trong nước. Nếu xảy ra một động thái quân sự của Iran có thể khiến dư luận trong nước Israel chuyển hướng về một đối thủ truyền kiếp. Điều này không khác gì "giúp hổ thêm cánh".
Thứ hai, Iran đã và đang xây dựng được lực lượng thân hữu đáng kể trong khu vực và gây ảnh hưởng tới các quốc gia Ả rập trong quan hệ với Israel. Trật tự này có thể bị phá vỡ nếu chiến tranh Iran và Israel xảy ra. Đây là điều Tehran hoàn toàn không muốn.
Thứ ba, không chỉ Israel có lực lượng quân sự mạnh mẽ, mà thực tế các đồng minh của Tel Aviv, đặc biệt là Mỹ cũng đang duy trì lực lượng đông đảo tại Trung Đông. Việc phát động một cuộc chiến như vậy là không khôn ngoan, thậm chí ảnh hưởng tới sự tồn vong của nhà nước Iran.
Nhóm ngành hưởng lợi khi biến động địa chính trị
1. Ngành công nghiệp quốc phòng:
Nhu cầu về vũ khí, trang thiết bị quân sự và các dịch vụ liên quan tăng cao khi có xung đột xảy ra.
2. Ngành năng lượng:
Giá cả các mặt hàng năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá thường tăng cao trong thời kỳ bất ổn chính trị.
3. Ngành kim loại quý:
Vàng, bạc và các kim loại quý khác được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn.
4. Ngành thực phẩm và đồ uống:
Nhu cầu về nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm và đồ uống luôn cao, bất kể tình hình chính trị.
5. Ngành công nghệ thông tin:
Nhu cầu về các dịch vụ công nghệ thông tin như truyền thông, an ninh mạng và dịch vụ đám mây có thể tăng cao trong thời kỳ xung đột.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận