'Chẳng ai muốn bị phạt nồng độ cồn vì ăn tôm hấp bia'
Những người ăn con tôm, cua hấp bia, hay thịt bò ướp chút rượu vang chẳng ảnh hưởng gì tới khả năng tập trung khi lái xe cả.
Tôi ủng hộ quan điểm cho rằng cần có 'vùng xanh' nồng độ cồn. Có hàng trăm lý do để xảy ra tai nạn giao thông, người say xỉn cũng chỉ là một trong số những nguyên nhân đó. Nếu lý luận rằng người thuộc 'vùng xanh' nồng độ cồn cũng vẫn có thể gây ra tai nạn thì cũng chẳng khác gì người không có nồng độ cồn gây tai nạn mà thôi. Vì cơ bản với nồng độ ở mức thấp như vậy không ảnh hưởng đến khả năng lái xe.
Thật ra, những tai nạn thảm khốc thường do lái xe ban đêm, tầm nhìn hạn chế, hoặc buồn ngủ, hoặc những người thiếu ý thức, cố tình vi phạm giao thông. Thậm chí người đang bị ốm, người có tâm trạng bị kích động, lái xe khi trời mưa đường trơn... cũng vẫn có thể gây tai nạn như thường. Không lẽ ta cấm hết, không cho ai ra đường?
Tóm lại, rủi ro khi lái xe có vô vàn chứ không phải cứ uống rượu, bia mới xảy ra tai nạn. Những người ăn con tôm, cua hấp bia, hay thịt bò ướp chút rượu vang chẳng ảnh hưởng gì tới khả năng tập trung khi lái xe cả. Đòi hỏi nồng độ cồn bằng 0 tuyệt đối, vậy chẳng lẽ người không có nồng độ cồn thì không bao giờ gây tai nạn?
Ở đây, khái niệm 'vùng xanh' theo tôi chỉ là bao hàm những người ăn một số món ăn có ướp rượu, bia, hoặc người đã uống rượu bia từ hôm trước và đã hoàn toàn tỉnh táo thôi. Chứ những người uống một lon bia thì chắc chắn nồng độ cồn ở mức rất cao, thậm chí kịch khung rồi. Làm gì có chuyện uống một vài lon bia mà nồng độ cồn vẫn dưới 0,25 mg/lít khí thở? Nên đâu cần phải lo họ thoát án phạt vì 'vùng xanh'.
Tỷ lệ người có nồng độ cồn trong 'vùng xanh' nhưng thiếu tỉnh táo là có, nhưng vô cùng thấp, và cái tỷ lệ thấp đó điều khiển phương tiện giao thông để xảy ra tai nạn lại càng thấp hơn nữa. Nếu nói những người đó gây nguy hiểm khi tham gia giao thông thì phụ nữ nhìn chung tay lái yếu hơn cánh đàn ông và nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn, chẳng lẽ các bạn cũng đề nghị không cho họ được lái xe luôn?".
Bộ Công an vừa bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền nồng độ cồn. Theo đó, mức phạt được giữ nguyên như Nghị định 100 là 6-8 triệu đồng cho người điều khiển ôtô và 2-3 triệu đồng với người điều khiển môtô, xe máy vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất (hơi thở có nồng độ cồn, nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở). Ngoài ra, ở mức vi phạm này, Bộ Công an đã đề xuất tăng điểm giấy phép lái xe bị trừ lên 3 điểm thay vì 2 điểm như dự thảo lần hai.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận